Luân văn tốt nghiệp GVHD: 1S Lê Văn Bảy

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng Việt Nam.pdf (Trang 47 - 48)

- Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thương hiệu, tình hình tà

Luân văn tốt nghiệp GVHD: 1S Lê Văn Bảy

nhờ thu có thể là giao chứng từ dựa trên việc thanh toán (trả ngay) hoặc giao chứng từ dựa trên việc chấp nhận thanh toán (nhờ thu trá chậm). Nếu các ngân hàng chỉ thu hộ mà không thực hiện các hình thức tài trợ khác thì họ chỉ đảm bảo thực hiện các điều khoản của nhờ thu mà không có bất cứ nghĩa vụ trả tiền nào đối với người bán khi người mua không thanh toán, kể cả khi ngân hàng đã thông báo sự chấp nhận của người mua cho người bán. Như vậy, với nhờ thu, người bán sẽ không được tài trợ, không được bảo hiểm rủi ro tín dụng, do đó phương thức này

đem lại rủi ro lớn cho người bán và chỉ được người bán sử dụng khi không thực sự

thiếu vốn lưu động và đã có sự tin tưởng chắc chắn vào người mua. Tuy nhiên, với ưu điểm là chi phí thấp cho cả hai bên mua bán nên phương thức nhờ thụ sẽ mang lại sự cạnh tranh tốt hơn cho hàng hoá của người bán hàng do đó vẫn phát huy tác dụng trong một số trường hợp cụ thê.

Bao thanh toán và tín dụng chứng từ hay thư tín dụng (L⁄C)

Tín dụng chứng từ là một cam kết thanh toán chắc chắn của ngân hàng phát

hành, cam kết trả cho người bán số tiền không vượt quá giá trị L/C miễn là bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Do đó, L/C chính là sự bảo đám thanh toán cho người bán. Tuy nhiên, sự bảo đảm thanh toán

này là có điều kiện, nghĩa là người bán chỉ được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ tại ngân hàng được chỉ định trong L/C. Việc này không -

đơn giản đối với một người bán hàng thiếu kinh nghiệm, và khả năng bộ chứng từ có bất hợp lệ sẽ là rất lớn. Khi đó, ngân hàng phát hành sẽ chỉ thanh toán nếu người mua chịu bỏ qua bất hợp lệ và thanh toán. Mặt khác, vì quyền chọn ngân hàng phát hành hầu như là của người mua nên người bán nhiều khi vẫn không

được đảm bảo quyền lợi, đặc biệt trong trường hợp ngân hàng phát hành phá sản.

Để đảm bảo hơn, người bán thường yêu cầu một ngân hàng khác (thường là ngân hàng của người bán) đứng ra xác nhận L/C đó để trong trường hợp ngân hàng phát

Luân văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Văn Bảy

hành mắt khả năng thanh toán thì việc thanh toán L/C sẽ do ngân hàng xác nhận thực hiện. Tuy vậy, bất cứ một cam kết thanh toán nào theo L/C đều gắn liền với

điều kiện về sự đây đủ và hợp lệ của bộ chứng từ.

Như vậy, tuy cũng có tính chất được đảm bảo thanh toán giống bao thanh

toán, nhưng tính đảm bảo của L/C yếu hơn. Thông qua việc phát hành L/C, ngân

hàng phát hành tài trợ cho người mua mà không phải tài trợ cho người bán. Người bán, nếu tìm được tài trợ thông qua chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng của

mình, thì cũng phải đáp ứng các điều kiện về thế chấp khác mà không có sự

chuyên quyền sở hữu của các khoản phải thu và việc chiết khấu được thực hiện theo từng bộ chứng từ đơn lẻ xuất trình theo L/C. Mặt khác, thanh toán theo L/C đòi hỏi các thủ tục chặt chẽ và phức tạp, chi phí lớn đối với cả hai bên mua bán

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng Việt Nam.pdf (Trang 47 - 48)