Những tồn tại và nguyên nhân 1 Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô.docx (Trang 49 - 50)

1 phòng ngủ 2 phòng ngủ 3 phòng ngủ 4 phòng ngủ 5 phòng ngủ

1.5.2.Những tồn tại và nguyên nhân 1 Những tồn tạ

1.5.2.1. Những tồn tại

*Về quy trình thẩm định: Mặc dù quy trình thẩm định được ban hành áp dụng chung cho tất cả các dự án xin vay vốn tại Ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải dự án nào cũng giống nhau, mỗi loại lại có đặc trưng riêng. Chính vì thế cần có những hướng dẫn cụ thể đối với từng loại dự án, để đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định.

*Về phương pháp thẩm định: Một điều dễ nhận thấy đó là quá trình thẩm định chỉ được tiến hành trong trạng thái tĩnh, mà không xét đến yếu tố thời gian của tiền. Cụ thể khi tính thời gian thu hồi vốn đầu tư, chỉ tính đến giá trị giản đơn của tiền mà không tính đến yếu tố lãi suất trong đó. Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính thì yếu tố thay đổi về thời gian là rất quan trọng, tuy nhiên nó lại được bỏ qua đây chính là điều cần phải được xem xét lại.

*Về nội dung thẩm định: Trên thực tế, Ngân hàng chỉ chú trọng đến việc thẩm định tài chính của dự án, còn các vấn đề thẩm định khác như: khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật…thì lại gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do, hầu như tất cả cán bộ thẩm định đều không có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này, chính vì thế mà nó có tác động không nhỏ tới chất lượng của công tác thẩm định.

Ngoài ra, việc xác định chi phí, doanh thu của dự án đầu tư Ngân hàng mặc nhiên chấp nhận theo cách tính toán của doanh nghiệp đưa ra. Các chỉ tiêu phân tích tài chính thường xuyên được sử dụng xong chưa xét đến mối quan hệ giữa chúng.

*Về thông tin cung cấp cho quá trình thẩm định: Các thông tin để thẩm định chủ yếu là lấy từ phía khách hàng, nhưng những thông tin này có độ chính xác không cao, nó chứa nhiều yếu tố chủ quan, không đáng tin cậy. Mặt khác, số liệu về doanh nghiệp đôi khi không đầy đủ và thậm chí còn không có, cụ thể như dự án đang xem xét thực tê “Dự án TTTM và dịch vụ Ngọc Khánh”, đây là dự án đầu tiên mà doanh nghiệp thực hiện cho nên các số liệu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hầu như không có. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc xác định năng lực của doanh nghiệp. Thêm vào đó, các báo cáo tài chính dự án và kế toán doanh nghiệp thực sự là chưa đủ độ tin

cậy do có nhiều doanh nghiệp còn chưa thực hiện kiểm toán bắt buộc. Đó là chưa kể đến việc nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm lập dự án nên nguồn số liệu trong các báo cáo khả thi thường thiếu, gây nhiều khó khăn cho cán bộ thẩm định.

*Về tính chất khách quan của công tác thẩm định: thực tế thì dự án đầu tư được lập nên mang nhiều tính chủ quan của người lập, cho dù nó có được chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu. Bởi vì, mỗi người đều có một tầm nhìn giới hạn về vấn đề, không thể bao quát hết được tất cả các lĩnh vực. Hơn nữa, để vay vốn được thì doanh nghiệp thường có xu hướng là nhấn mạnh điểm mạnh của mình, điểm hạn chế ít được đề cập đến. Đôi khi, quyết định cho vay vốn đối với doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ với Chi nhánh trong nhiều năm, mà ít chú ý tới kết quả của công tác thẩm định.

*Về công tác tái thẩm định sau khi cho vay: công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Một số dự án thực sự không phát huy được hiệu quả nhưng chưa được Ngân hàng nhìn nhận một cách độc lập do vậy chưa đánh giá đúng mức hiệu quả của vốn đầu tư. Vì vậy mà không rút ra được kinh nghiệm có nên tiếp tục đầu tư vào những dự án tương tự hay không.

*Về trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư: Hoạt động đầu tư là hoạt động phức tạp liên quan tới nhiều giấy tờ. Tuy nhiên, hiện phòng vẫn chưa có máy photo riêng mà phải sử dụng chung với các phòng khác. Điều này gây ra nhiều bất tiện do công tác thẩm định phải xem xét một lượng giấy tờ lớn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô.docx (Trang 49 - 50)