Xây dựng một hệ thống kiểm toán và kế toán hoàn chỉnh, có hiệu lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô.docx (Trang 55 - 56)

NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.2.2. Xây dựng một hệ thống kiểm toán và kế toán hoàn chỉnh, có hiệu lực

Trên thực tế hiện nay hệ thống kế toán và kiểm toán của nước ta chưa thực sự có hiệu lực, phát huy hết được vai trò của nó. Hiện nay đang tồn tại một thực trạng đó là, đa phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp nhỏ lẻ đang áp dụng chế độ kế toán hết sức sơ sài và tùy tiện. Trong một công ty có thể tồn tại rất nhiều sổ kế toán được lập ra với nhiều mục đích khác nhau như là: để trốn thuế, để chống lại sự kiểm tra của các cơ quan kiểm toán, đảm bảo tính hợp pháp hóa của hoạt động kế toán, và có thể để làm đẹp các kết quả tài chính của doanh nghiệp đảm bảo có thể vay vốn của ngân hàng một cách dễ dàng…Chính điều này đã làm cho hoạt động tài chính của các doanh nghiệp trở nên kém minh bạch, các số liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng để thẩm tra đôi khi là không đúng với thực tế, thậm chí được thổi phồng lên, nhằm mục đích cuối cùng là được vay vốn. Do đó, khi tiến hành thẩm định cán bộ thẩm định sẽ không thể căn cứ hoàn toàn vào những kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp gửi tới cho mình. Nhưng để có được con số chính xác là một điều rất khó khăn, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của công tác thẩm định.

Mặt khác, các công ty kiểm toán ở nước ta đang còn khá non trẻ, thiếu kinh nghiệm. Thêm vào đó là các quy định, cơ chế chính sách về họat động kế toán và kiểm toán của Nhà nước chưa cụ thể, chặt chẽ, nên các doanh nghiệp không mấy quan tâm và

tự nguyện thực hiện kiểm toán tài chính của đơn vị mình. Ngoài ra, khi thực hiện kiểm toán tài chính, thì doanh nghiệp lại mất đi một khoản chi phí tương đối nhất là khi muốn mời các công ty tên tuổi. Đồng thời do sổ sách của doanh nghiệp không được khách quan, minh bạch nên doanh nghiệp rất ngại khi tiến hành kiểm toán sẽ phát hiện ra những “việc làm” của mình.

Cũng chính do sự lỏng lẻo trong các quy định cộng với lại sự thiếu kinh nghiệm của các công ty kiểm toán, nên kết quả kiểm toán của doanh nghiệp được gửi tới Ngân hàng đôi khi không được hoàn toàn tin tưởng. Ngân hàng chỉ coi đó như một tài liệu tham khảo, và bản thân cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ tự tiến hành phân tích, đánh giá căn cứ vào kinh nghiệm, căn cứ vào những tài liệu thu thập được.

Vấn đề đặt ra lúc này đó là nhà nước cần thảo luận và đưa những quy định chung thống nhất, chặt chẽ về chế độ kế toán và kiểm toán. Đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán. Khuyến khích hình thành và phát triển các công ty kiểm toán tư nhân, các công ty kiểm toán nước ngoài có chất lượng. Ngoài ra, nhà nước cũng cần đổi mới những qui định về chứng từ và sổ sách kế toán theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng nhằm bảo đảm tiền đề cho việc giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Khi nhà nước đã xây dựng được một hệ thống kế toán, kiểm toán hoàn chỉnh và có hiệu lực, thì các doanh nghiệp sẽ phải chú ý và quan tâm tới hoạt động kế toán, kiểm toán của mình. Chính điều này sẽ góp phần làm cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn. Qua đó tạo điều kiện cho việc thẩm định doanh nghiệp, thẩm định tài chính tiến hành dễ dàng và hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng của công tác thẩm định, giúp cho ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng một cách chính xác nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô.docx (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w