Định hướng và mục tiêu phát triển của toàn chi nhánh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô.docx (Trang 51 - 54)

NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của toàn chi nhánh

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá đầy đủ, toàn diện hoạt động kinh doanh năm 2006 về những kết quả đạt được, những tồn tại và thách thức đối với toàn chi nhánh và dự báo tình hình phát triển kinh tế- xã hội đất nước năm 2007- năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO. Đồng thời căn cứ vào định hướng phát triển của toàn bộ hệ thống NHĐT&PT, chi nhánh Đông Đô đã nghiên cứu và đưa ra định hướng mục tiêu

phát triển trong năm 2007- năm thứ 3 thực hiện kế hoạch 3 năm 2005-2007, là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 như sau:

a. Mục tiêu tổng quát

- Tăng tốc vươn lên, khẳng định ưu thế cạnh tranh, nắm bắt thời cơ thực hiện hội nhập sâu rộng để tạo nền tảng cho toàn bộ chi nhánh phát triển bền vững.

- Tạo bước chuyển cách mạng trong hoạt động kinh doanh từ tư duy đến hành động trong quản trị, tác nghiệp gắn liền với đầu tư, khai thác và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và nguồn lực sẵn có đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế.

- Tạo bước đột phá lớn về mạng lưới ATM, hoàn thành tốt việc triển khai các dự án hiện đại hóa ngân hàng, nghiên cứu phát triển các loại sản phẩm dịch vụ hiện đại tiện ích đưa vào thị trường trong năm 2007.

- Hoàn thành chiến lước phát triển thương hiệu, triển khai đồng bộ quảng bá thương hiệu, chiến lược tiếp thị, đưa hình ảnh BIDV (NHĐT&PTVN) đến khách hàng, đối tác trong và ngoài nước một cách chuyên nghiệp và có đẳng cấp.

- Tập trung khai thác nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo lại, đào tạo mới để tạo bước chuyển đổi về chất lượng trong quy hoạch, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ của chi nhánh.

b. Định hướng và mục tiêu cụ thể

*Về công tác huy động vốn:

- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định chỉ đạo của NHĐT&PTVN trong công tác huy động vốn.

- Nâng cao tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng cho vay đầu tư phát triển. Đa dạng hóa sản phẩm huy động nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu gửi tiền của khách hàng.

- Mở rộng danh mục khách hàng như: khách hàng ngoài quốc doanh, các công ty cổ phần, các công ty TNHH… Đặc biệt chú trọng tới việc thu hút những khách hàng có tiềm năng lớn về tiền gửi qua chính sách ưu đãi về phí, lãi suất. Đồng thời tiếp tục duy trì mối quan hệ với những khách hàng truyền thống của chi nhánh.

- Điều chỉnh mức lãi suất theo diễn biến thị trường, đảm bảo được khả năng cạnh tranh về lãi suất. Tăng dần tỷ trọng tiền gửi thanh toán, tăng thu dịch vụ.

- Đẩy mạnh kinh doanh tiền tệ trên hệ thống liên ngân hàng đảm bảo công tác dự trữ sơ cấp, thứ cấp an toàn, hiệu quả, mua bán ngoại tệ để tăng chu chuyển vốn và tạo các khả năng sinh lời của vốn, tăng thu nhập cho hoạt động kinh doanh vốn.

- Tiếp tục đưa các sản phẩm tiện ích, hấp dẫn phù hợp với đặc điểm từng khu vực trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng cường huy động vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế xã hội, từ các doanh nghiệp.

*Về hoạt động tín dụng

- Tăng cường cho vay ngắn hạn tập trung vào những ngành nghề có khả năng cạnh tranh. Tăng tỷ trọng cho vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tăng cường tối đa dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm bằng nhiều hình thức khác nhau, kiểm soát rủi ro tín dụng, an toàn nguồn vốn.

- Thực hiện phân loại nợ, chuyển nợ, gia hạn nợ. Rà soát, hoàn thiện lại thủ tục và hồ sơ pháp lý của các khoản vay, để có sự điều chỉnh quản lý hợp lý.

- Thành lập Ban chỉ đạo của chi nhánh, kết hợp với toàn hệ thống để tập trung chỉ đạo công tác thu nợ xấu ngoại bảng để tăng tiềm lực tài chính cho hệ thống.

- Tăng cường phân tích, đánh giá phân loại khách hàng để có định hướng quan hệ tín dụng, chính sách lãi suất phù hợp.

- Quán triệt tới từng cán bộ tín dụng định hướng hoạt động của ngân hàng, đồng thời thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy trình, quy chế cho vay. Đảm bảo tính minh bạch, tuân thủ nghiêm các quy định về tín dụng.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết xử lý kịp thời những hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu, thoái hóa, tham ô trong công tác tín dụng.

- Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho khách hàng vay vốn.

* Về phát triển mạng lưới, phát triển dịch vụ của chi nhánh

- Tiếp tục mở rộng thêm số lượng các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm.

- Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển các hoạt động dịch vụ bao gồm dịch vụ gắn với tín dụng và phi tín dụng, coi trọng chất lượng dịch vụ.

- Thực hiện bán chéo các sản phẩm dịch vụ, nhanh chóng đưa các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao phục vụ nhóm khách hàng đối tác chiến lược, khách hàng mục tiêu.

- Khai thác tối đa cơ sở hạ tầng công nghệ hiện có để nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng và tiện ích cao.

- Hoàn thiện và chuẩn hóa các dịch vụ cung ứng cho các loại hình doanh nghiệp để thực sự cung cấp dịch vụ trọn gói, tạo sự gắn bó lâu dài giữa chi nhánh và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô.docx (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w