Công tác thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Nhận xét những thành tích và hạn chế tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Khuyến nghị biện pháp giải quyết và phương hướng đầu tư phát triển cho chi nhánh.doc (Trang 47 - 54)

I/ Tình hình hoạt động đầu tư của chi nhánh

5.Công tác thẩm định dự án đầu tư

5.1 Nội dung thẩm định dự án đầu tư

Người ta thường vận dụng những nội dung kỹ thuật và kinh tế tổng quát sau để thẩm định dự án:

5.1.1 Nội dung kĩ thuật

* Kiểm tra chủ đầu tư:

- Tư cách pháp nhân của chủ đầu tư.

- Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của chủ đầu tư

- Năng lực tài chính của chủ đầu tư bao gồm: vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, khả năng tự tìm kiếm nguồn vốn, các khoản vay nợ NHTM và khả năng thanh toán của chủ đầu tư.

- Mức độ đầu tư và hiệu suất vốn đầu tư, mức độ và tỉ lệ sinh lời. Kết quả sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư trong 2 năm liên tục trước khi đầu tư (đối với các dự án mở rộng sản xuất đổi mới công nghệ).

- Khả năng phát triển của chủ đầu tư - Uy tín của chủ đầu tư.

* Về dự án đầu tư:

- Chất lượng sản phẩm

- Khả năng mở rộng sản xuất của nhà máy - Bối cảnh kĩ thuật của dự án

- Ưu điểm địa lý của vị trí xây dựng - Ảnh hưởng kĩ thuật của dự án

- Trình độ kĩ thuật và năng lực quản lý của ban giám đốc nhà máy - Nhu cầu còn phải đáp ứng đối với sản phẩm của nhà máy

- Khả năng phân phối sản xuất - Khả năng thực hiện về tài chính

- Hiệu suất vốn đầu tư (khả năng sinh lời của dự án) - Khả năng trả nợ của dự án…

5.1.2 Nội dung kinh tế tổng quát

* Về mặt xuất khẩu

- Khả năng xuất khẩu với nguyên vật liệu trong nước - Khả năng xuất khẩu với nguyên vật liệu nhập khẩu - Khả năng xuất khẩu tại chỗ

- Khả năng so sánh về các tiêu chuẩn quốc tế với hàng nước ngoài

* Thay thế hàng nhập khẩu

* Các lĩnh vực khác

- Mức độ phù hợp với đường lối chính sách phát triển kinh tế của quốc gia - Mức độ phù hợp với cơ hội đầu tư

- Khả năng thu hút nhân lực

- Khả năng tận dụng nguyên liệu trong nước - Khả năng đóng góp cho ngân sách

- Khả năng phát triển dây chuyền - Khả năng phát triển địa phương…

5.2 Trình tự thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh

5.2.1 Trình tự thẩm định dự án đầu tư

Trong qui trình nghiệp vụ tín dụng của mình, chi nhánh NHQĐ Hoàn Kiếm qui định rõ một dự án đầu tư có thể được ngân hàng nghiên cứu và thẩm định lần lượt theo trình tự 9 giai đoạn sau:

(1) Thẩm định phương diện kinh tế xã hội (2) Thẩm định phương diện kỹ thuật

(3) Thẩm định phương diện tài chính (4) Thẩm định phương diện thị trường (5) Thẩm định phương diện tổ chức quản lý (6) Thẩm định toàn bộ dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(7) Thẩm định hồ sơ thiết kế và dự toán thiết kế (8) Đề nghị cho vay

(9) Quyết định cho vay

Theo trình tự trên, 8 giai đoạn đầu tiên thuộc phạm vi trách nhiệm của nhân viên tín dụng (cán bộ quan hệ khách hàng) phụ trách. Giai đoạn cuối thuộc trách nhiệm của thủ trưởng ngân hàng. Việc lựa chọn một trình tự thẩm định dự án hợp lý nhất cần phải dựa trên cơ sở:

- Loại dự án đầu tư

- Tầm quan trọng của từng phương diện

- Mối tương quan và tác động giữa các phương diện - Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật

- Tình hình phát triển kinh tế

Khách hàng Cán bộ tín dụng Trưởng phòng thẩm định

5.2.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Việc phân tích kinh tế tùy thuộc rất nhiều vào những dự liệu tài chính. Nếu thiếu tính chính xác, mọi ước lượng hay dự kiến các chi phí hay lợi ích của dự án khó có thể có giá trị thực sự. Vì vậy, khi thẩm định phương diện tài chính dự án cần quan tâm đến tính chất đúng với hiện thực của các thông số như tổng vốn đầu tư, dự trù lãi lỗ, chiết khấu tính giá thành…

Đạt yêu cầu Chưa đủ cơ sở thẩm định

Chưa đạt yêu cầu Chưa rõ

Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Nhận hồ sơ để thẩm định Bổ sung, giải trình Lập báo cáo thẩm định

Lưu hồ sơ, tài liệu Nhận lại hồ sơ và kết

quả thẩm định

Tiếp nhận hồ sơ

Thẩm định

Kiểm tra, kiểm soát

Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn

Tài chính là phương diện quan trọng của dự án. Đó là kết quả của các yếu tố kỹ thuật, quản lý, thị trường và là thước đo giá trị những đóng góp kinh tế của dự án. Đối với ngân hàng, việc thẩm định mặt tài chính là đánh giá khả năng sinh lời và khả năng trả nợ của dự án, đảm bảo thu hồi nợ gốc và sinh lãi theo đúng thời hạn qui định.

Cũng như lý thuyết nói tới phần trên, chi nhánh NHQĐ Hoàn Kiếm thẩm định tài chính dự án dựa trên các nội dung:

- Nhu cầu vốn đầu tư

- Mục đích cụ thể và hướng sử dụng vốn đầu tư và vốn vay - Bố trí vốn cho thi công xây dựng công trình

- Tính toán hiệu suất sử dụng vốn

- Tính toán các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của dự án - Tính toán các chỉ tiêu lợi nhuận của dự án

- Tính toán các tỉ lệ sinh lời của dự án - Điểm hòa vốn, lãi lỗ

- Thời gian thu hồi vốn vay - Rủi ro có thể xảy ra

- Khả năng trả nợ dự án: tính toán các chỉ tiêu sau: điểm hòa vốn trả nợ, tỷ lệ khả năng trả nợ, thời hạn cho vay, thời gian trả nợ…

5.3 Đánh giá công tác thẩm định tài chính tại chi nhánh

* Đạt được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng tiến hành thẩm định theo đúng qui trình thẩm định dự án đầu tư đề ra.

Điều tra thông tin về khách hàng kỹ càng, phần lớn cho vay vốn đối với các khách hàng lớn có giao dịch thường xuyên lâu đời đối với chi nhánh.

Trong thẩm định tài chính dự án có quan tâm rất nhiều tới quan hệ tín dụng của công ty với các tổ chức tín dụng khác.

Đánh giá khả năng trả nợ của dự án dựa trên các chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư và thời gian hoàn vốn vay.

Đánh giá tính khả thi của dự án dựa trên tính toán điểm hòa vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ.

* Hạn chế

Khi tính toán chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn, công thức đưa ra chưa hợp lý. Nhân viên tín dụng chưa chú trọng vào việc phân tích độ nhạy của dự án.

Trong qui trình tín dụng của mình, chi nhánh qui định khá chung chung về việc tính các chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn, chưa có sự phân biệt và ý nghĩa các chỉ tiêu này dễ gây nên nhầm lẫn cho nhân viên tín dụng trong tính toán các chỉ tiêu.

Như vậy, có thể thấy chi nhánh kinh nghiệm thẩm định tài chính dự án trung và dài hạn chưa nhiều. Điều này dễ hiểu do ngân hàng chưa tập trung vào mảng cho vay trung – dài hạn mà chủ yếu tập trung vào vay ngắn hạn, giải quyết các vấn đề trước mắt tạm thời của dự án và của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nhận xét những thành tích và hạn chế tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Khuyến nghị biện pháp giải quyết và phương hướng đầu tư phát triển cho chi nhánh.doc (Trang 47 - 54)