Một số biện pháp nâng cao và hoàn thiện đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng hoạt động của chi nhánh

Một phần của tài liệu Nhận xét những thành tích và hạn chế tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Khuyến nghị biện pháp giải quyết và phương hướng đầu tư phát triển cho chi nhánh.doc (Trang 64 - 67)

chất lượng hoạt động của chi nhánh

1. Giải pháp về đội ngũ cán bộ

- Thực tế cho thấy con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.. Chính đội ngũ cán bộ ngân hàng là người quyết định hoạt động dịch vụ của ngân hàng có làm vừa lòng khách hàng hay không. Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động, trước tiên phải nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ chi nhánh.

- Trong thời gian qua, đa số đội ngũ nhân viên được chọn vào ngân hàng TMCP QĐ đều có trình độ chuyên môn tương đối cao, tuy nhiên trong thời gian tới cần phải chú trọng đào tạo, giám sát nghiệp vụ cho đội ngũ này, đồng thời kịp thời bổ sung những nhân sự cần thiết cho các vị trí còn yếu để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng phục vụ, nhất là những nhân sự có kinh nghiệm có khả năng làm việc lâu dài với ngân hàng.

- Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo, tổ chức hội thảo, mời chuyên gia trong ngành tài chính-ngân hàng đến nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng bạn. Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích các buổi họp nhóm, ăn trưa theo phòng

hay bộ phận nghiệp vụ để có cơ hội tìm hiểu nhau và công việc của nhau hơn, nâng cao chất lượng công việc nhóm nhằm đạt được mục tiêu chung.

- Động viên và hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện cho những cán bộ có đủ năng lực đi học tập ở nước ngoài trong một thời gian nhất định, từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi trau dồi cũng như tìm được phương pháp làm việc tiên tiến hơn đem về áp dụng trong công tác tại ngân hàng.

- Ngân hàng TMCP QĐ cần thường xuyên giáo dục về ý thức, đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp cho cán bộ của mình cũng như động viên kịp thời những thành tích để họ nhận thấy tầm quan trọng của mình trong hệ thống hoạt động của chi nhánh. Xây dựng một hệ thống đánh giá khả năng công tác khách quan hợp lý như chấm điểm chéo, cấp trên chấm điểm cấp dưới, song song với việc cấp trên công khai hoạt động của mình để cán bộ cấp dưới mình giám sát ngược lại, nhằm tạo ra một cơ chế hoạt động hiệu quả, thống nhất, nhịp nhàng nhất. Có như vậy mới tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh mà trong đó mỗi cá nhân đều phải nỗ lực hết mình hoàn thành nhiệm vụ và đặt ra những mục tiêu mới cao hơn để ngày càng hoàn thiện chất lượng công việc của mình.

2. Giải pháp về thông tin

- Thông tin là căn cứ quan trọng cho hoạt động ngân hàng được thực hiện chính xác. Tốc độ xử lý thông tin quyết định khả năng phản ứng nhanh đáp ứng nhiều yêu cầu dịch vụ của khách hàng. Thông tin càng chính xác và được xử lý nhanh chóng thì mức độ hài lòng của khách hàng được nâng cao, lợi nhuận cho ngân hàng càng tăng trưởng.

- Đối với các thông tin liên quan đến dự án của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng không chỉ căn cứ vào các tài liệu được cung cấp mà còn tiến hành tự thu thập thông tin từ những nguồn độc lập để tăng tính chính xác của kết luận rút ra. Một yêu cầu đặt ra là cần có sự quan sát theo dõi hiện trường dự án hay thực tiễn tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, khả năng triển khai phân phối tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Ngoài ra các nguồn tin cần thiết có thể được tìm ra ở trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN, hay từ các cơ quan quản lý kinh tế, các chuyên gia kỹ thuật, tổ chức kiểm toán độc lập… để có được thông tin chọn lọc, chuẩn xác hơn.

- Tuy vậy, việc thu thập thông tin trên nhiều kênh có khi gặp khó khăn do phạm vi rộng, kinh phí để có được thông tin cao, nguồn khó tiếp cận… hay giới hạn về mặt thời gian. Do vậy, cán bộ tín dụng phải lưu ý thường xuyên thu thập thông tin một cách khoa học.

3. Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng trang thiết bị

Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng thì chi nhánh đã triển khai hệ thống công nghệ thông tin rất hiện đại như mạng máy tính, mạng nội bộ chi nhánh nối với Hội sở, các phần mềm nghiệp vụ, hệ thống T24… Các cán bộ tín dụng và cán bộ trong ngân hàng phải luôn cập nhật học hỏi để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng, đảm bảo nhập dữ liệu nhanh gọn chính xác. Ngoài ra các kĩ năng sử dụng các phần mềm văn phòng phải thật thuần thục, giúp cho việc tính toán hay soạn thảo các văn bản đúng chuẩn và thể hiện tính chuyên nghiệp của ngân hàng.

- Ngân hàng có rất nhiều hoạt động khác nhau nhưng luôn có mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng. Do vậy, việc sắp xếp tổ chức ra sao để các cán bộ phận hoạt động nhịp nhàng, phối hợp ăn ý, kế thừa hỗ trợ nhau như một thể thống nhất là rất cần thiết. nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chung của chi nhánh. Yêu cầu đặt ra là xây dựng một cơ chế hoạt động đáp ứng hai tiêu chuẩn: hiệu quả và an toàn. Tuy rằng mô hình tổ chức chi nhánh là rất hiệu quả, có tính khoa học cao, song hiện thực cho thấy sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban cũng như giữa chi nhánh với các đơn vị khác trực thuộc NHQĐ là chưa nhịp nhàng, còn xảy ra tình trạng chậm trễ hệ thống. Chi nhánh Hoàn Kiếm cần tạo mối liên hệ chặt chẽ hơn, tăng cường trao đổi, báo cáo và cập nhật công việc, nắm và xử lý thông tin nhanh chóng trong từng khâu nghiệp vụ để công tác chung được triển khai nhanh chóng hơn.

- Tạo điều kiện tốt hơn nữa cho phát triển tín dụng, chi nhánh nhất thiết phải kiện toàn bộ máy, điều chỉnh lại hình thức quản lý, đánh giá chung theo đúng ý tưởng thành lập ban đầu. Việc tập trung quản lý, phân công hợp lý, phối hợp nhịp nhàng cho một chi nhánh tầm cỡ như chi nhánh Hoàn Kiếm đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về quy chế hoạt động, khả năng tổ chức lãnh đạo của các cán bộ quản lý. Điều này hoàn toàn không dễ dàng vì đòi hỏi một chi phí lớn về tiền bạc, thời gian và công sức.

Một phần của tài liệu Nhận xét những thành tích và hạn chế tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Khuyến nghị biện pháp giải quyết và phương hướng đầu tư phát triển cho chi nhánh.doc (Trang 64 - 67)