1. Đại học, trên đại học 144 94,7 164 95,9 20 13,9
2. Cao đẳng, trung cấp 8 5,3 7 4,1 -1 -12,5
TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 152 100 171 100 19 12,5
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự VCB Huế)
Qua bảng 2.2.1 ta thấy tổng số lao động tại Chi nhánh tăng lên qua hai năm 2008 - 2009. Cụ thể, tổng số lao động năm 2009 tăng 19 người so với năm 2008 tương ứng với 12,5%. Nguyên nhân của sự biến động này là trong những năm qua, Chi nhánh không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Tuy nhiên, so sánh với số liệu cũ thu thập từ Phòng hành chính nhân sự thì việc tăng số lượng lao động của năm 2009 so với năm 2008 ít hơn năm 2008 tăng lên so với năm 2007 nguyên nhân có thể là do lạm phát, nền kinh tế khó khăn nên Ngân hàng không tuyển nhiều nhân sự. Với tình hình kinh tế đang dần hồi phục như hiện nay, có thể năm 2010 tình hình sẽ được cải thiện.
Trong tổng số lao động của Chi nhánh, số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam do đặc thù công việc ngành ngân hàng cần nhiều giao dịch viên với khách hàng, mà phái nữ thường có nhiều thuận lợi hơn khi tiếp xúc làm việc với khách hàng.
Ngân hàng là một môi trường làm việc đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Do vậy, lao động tại Chi nhánh có trình độ
Đại học và trên Đại học luôn chiếm đại đa số (>94% trong tổng số lao động). Còn số lao động có tình độ Cao đẳng, Trung cấp làm công việc bảo vệ và vệ sinh.
2.2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn
Về phần tài sản: Năm 2008, cho vay khách hàng là 1.206.173 triệu đồng chiếm
91,5% tổng tài sản. Năm 2009, con số này tăng lên 1.522.690 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 76,9% trong tổng Tài sản. Sở dĩ có hiện tượng giảm về tỉ lệ phần trăm này là do tổng Tài sản của Ngân hàng đã tăng lên nhiều qua hai năm. Nhưng dù sao thì khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của Chi nhánh. Điều này chứng tỏ đây là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh và đem lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh nhất.
Về phần nguồn vốn: Trong cơ cấu Nguồn vốn, khoản mục tiền gửi của khách
hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2008, tiền gửi của khách hàng 1.228.393 triệu đồng chiếm 93,2% tổng nguồn vốn. Năm 2009, con số này tăng lên là 1.696.712 triệu đồng chiếm 85,7%.
Bảng 2.2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của VCB năm 2008 - 2009
(ĐVT: triệu đồng) CHỈ TIÊU CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008 Giá trị % Giá trị % +/- % I. TÀI SẢN 1.318.108 100 1.979.409 100 661.301 50,2
1. Tiền mặt, vàng bạc, đá
quý 39.385 3 66.014 3,3 26.629 67,6
2. Tiền gửi tại NHNN 40.490 3,1 29.244 1,5 -11.246 -27,8
3. Cho vay khách hàng 1.206.173 91,5 1.522.690 76,9 316.517 26,2 4. Tài sản cố định 15.126 1,1 15.218 0,77 92 0,6 5. Tài sản Có khác 16.934 1,3 346.243 17,5 329.309 1.944,7 II. NGUỒN VỐN 1.318.108 100 1.979.409 100 661.301 50,2 1. Các khoản nợ C.P và NHNN 5 0 5,5 0 0,5 10
2. Tiền gửi, vay các TCTD
khác 4.749 0,4 3.727 0,2 -1.022 -21,5
3. Tiền gửi của khách hàng 1.228.393 93,2 1.696.712 85,7 468.319 38,1
4. Phát hành giấy tờ có giá 32.162 2,4 5.786 0,3 -26.376 -82
5. Các khoản nợ khác 218.036 16,5 33.633 1,7 -184.403 -84,6
6. Vốn và các quỹ -165.238 -12,5 239.546 12,1 404.784 -244,9
(Nguồn: Phòng kế toán VCB Huế) Chú thích: Dấu chấm (.)dùng gom nhóm,
Dấu phẩy (,) dùng phân phần thập phân.
Qua số liệu của bảng 2.2.2 trong cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của VCB Huế không hợp lý lắm. Năm 2008, tỷ trọng vốn đầu tư cho các khoản Tài sản Có sinh lời cao chiếm 91,5% trên tổng Tài sản Có. Trong khi tỷ lệ nguồn vốn phải trả chi phí huy động chiếm đến 93,2% trên tổng Tài sản Nợ. Đây là một dấu hiệu không tốt cho tình hình tài chính của năm 2008. Qua năm 2009, con số tỷ trọng vốn đầu tư cho các khoản Tài sản Có sinh lời cao chiếm 76,9% trên tổng Tài sản Có và tỷ lệ nguồn vốn phải trả huy động chiếm đến 85,7% trên tổng Tài sản Nợ. Điều này giúp ta nhận định rằng Chi nhánh gặp khó khăn trong việc xử lý đầu ra của đồng vốn, Ví dụ: Chi nhánh
không kiếm đủ số khách hàng tin tưởng để cho vay hết khả năng cho phép. Đây là điều khó tránh khỏi trong một nền kinh tế đang suy thoái và cố “gượng
dậy” sau “cơn bão” tài chính. Nhiều DN lâm vào tình trạng khó khăn cần vay vốn nhưng Chi nhánh không thể cho vay vì đảm bảo cho vấn đề phát triển lâu dài của mình.
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế qua hai năm 2008 - 2009
Về thu nhập: Năm 2009, Chi nhánh đẩy mạnh hoạt động cho vay nên thu nhập
từ hoạt động này có sự tăng trưởng rõ rệt 23.428 triệu đồng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Bên cạnh hoạt động cho vay thì Chi nhánh cũng có các hoạt động khác để đem lại thu nhập như hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối…
Về chi phí: Để có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay, Chi nhánh phải có một
lượng vốn lớn mới đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chi nhánh đã có những biện pháp để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư như: Chính sách lãi suất ưu đãi phù hợp, không ngừng cải tiến công nghệ và đào tạo nhân viên để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Số tiền huy động nhiều dẫn đến chi phí trả lãi lớn. Năm 2009, chi phí trả lãi là 113.805 triệu đồng tăng 18.186 triệu đồng so với năm 2008 ứng với 19%.
Bảng 2.2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế năm 2008 - 2009
(ĐVT: triệu đồng)
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009
So sánh 2009/2008
+/- %
I. THU NHẬP
1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự 130.808 154.236 23.428 17,9
2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 5.616 10.997 5.381 95,8 3. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KD ngoại
hối 2.960 1.826 -1.134 -38,3
4. Thu nhập từ hoạt động khác 7.046 218.615 211.569 3.002,7
II. CHI PHÍ
1. Chi phí lãi và các chi phí tương tự
95.619 113.805 18.186 19 2. Chi phí hoạt động dịch vụ 1.660 575.888 574.228 34.592 3. Chi phí hoạt động 15.962 31.829 15.867 99,4 4. Chi phí hoạt động khác 198.427 59.240 -139.187 -70,1