III Dư nợ TD đối với DN vừa và
47 Nguồn: Phòng Kiểm tra nội bộ.
3.1.2.2 Tồn tại chủ quan
Cách phân chia phòng ban:
Ở VCB Huế, tuy phòng KTNB đảm trách việc kiểm tra kiểm soát các rủi ro xảy ra tại Chi nhánh nhưng thực tế là hầu như tất cả các phòng đều làm chung với nhau mà ít phân định cụ thể. Điều này dễ dẫn đến sự chồng chéo và thiếu khoa học trong việc kiểm soát rủi ro gây ra tốn kinh phí và nhân sự, bên cạnh đó cũng có thể xảy ra hiện tượng ngại va chạm trong các mối quan hệ hay bao che lẫn nhau trong các sai phạm của nghiệp vụ.
Cán bộ ở phòng KTNB:
Số lượng cán bộ là bốn (04) người là khá ít so với khối lượng công việc mà phòng phải đảm nhiệm. Bên cạnh đó, cán bộ của phòng chỉ được đào tạo qua các bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm do ngân hàng tổ chức và làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm sẵn có. Trong bốn (04) cán bộ của phòng, chỉ có một (01) cán bộ có trình độ đại học về ngành Kiểm toán – kế toán kiểm toán. Còn các chuyên ngành đào tạo đại học của cán bộ chủ yếu là: Trình độ đại học về kế toán ngân hàng, tài chính ngân hàng…
Công tác lập dự phòng rủi ro:
Chỉ tiến hành theo từng quý và được lập dự phòng theo từng nhóm nợ mà không lập theo từng ngành kinh tế. Điều này dẫn đến việc ngân hàng khó nắm bắt thông tin về việc ngành nào thường có dư nợ lớn để có biện pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro.
Chương trình kiểm tra:
Phòng KTNB không có một quy trình chung về công tác kiểm tra. Chương trình kiểm tra được cán bộ phòng đệ trình lên Giám đốc theo từng quý. Và mỗi lần tiến hành kiểm tra kiểm soát nội bộ, VCB Huế không kiểm tra hết toàn bộ các hoạt động của Chi nhánh. Việc làm này nhằm tránh lãng phí thời gian, kinh phí và nhân lực. Tuy nhiên, điều này lại tạo điều kiện cho rủi ro xảy ra mà không bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Về lâu dài sẽ dẫn đến những hậu quả lớn hơn. Phần nghiệp vụ được kiểm tra lại có cách chọn mẫu thiếu tính đại diện dẫn đến kết quả kiểm tra chưa đạt hiệu quả mong đợi.
Khâu kiểm tra thường xuyên:
Với quan điểm ủng hộ quy luật rủi ro tỉ lệ thuận với lợi nhuận. Phòng KTNB chỉ chú trọng kiểm tra sau cho vay, còn trước và trong quy trình cho vay hầu hết đều do cán bộ tín dụng độc lập làm việc theo quy trình và quy định. Việc làm này khiến cho rủi ro kiểm soát gia tăng khi phòng KTNB không kịp thời phát hiện các sai sót từ những bước đầu của quy trình tín dụng. Sau khi kiểm tra và phát hiện được thì công việc giải quyết hậu quả cũng sẽ mang lại hiệu quả không cao.
Cập nhật công nghệ:
Công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài rất hiện đại và tính tiện ích cao nhưng hiện nay, cán bộ Chi nhánh chưa khai thác hết tính năng của nó để nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro.