Dư nợ tín dụng phân loại theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ.doc (Trang 50 - 52)

III Dư nợ TD đối với DN vừa và

2.5.1Dư nợ tín dụng phân loại theo ngành kinh tế

Tổng dư nợ các ngành: Nợ nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn với dư nợ là 909.944

triệu đồng vẫn chiếm ưu thế so với các nhóm nợ khác, trong khi nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn chỉ có 818 triệu đồng và nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn là 2.480 triệu đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đạt: 9,7%, tỉ lệ này là thấp so với năm 2008. Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu là: 62%. Đây là một tỉ số khá cao, điều này là không tốt đối với tình hình tài chính của Ngân hàng. Điều trên thể hiện qua biểu đồ tỉ lệ dư nợ của

43 “Nợ xấu”: Là nợ các nhóm 3, 4, 5.

44 Hoàng Văn Hoa, Tôn Thị Nga (2009), Tạp chí khoa học và công nghệsố 4 (33), Đại học Đà Nẵng.45 Hoàng Văn Hoa, Tôn Thị Nga (2009), Tạp chí khoa học và công nghệsố 4 (33), Đại học Đà Nẵng. 45 Hoàng Văn Hoa, Tôn Thị Nga (2009), Tạp chí khoa học và công nghệsố 4 (33), Đại học Đà Nẵng.

từng nhóm nợ đối với tổng dư nợ, được phân loại theo ngành kinh tế (cũng là phân loại theo loại hình kinh tế):

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 59,3% Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 31% Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 0,05% Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 9,5% Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 0,16%

Biểu đồ 2.5.1: Tỉ lệ dư nợ từng nhóm trên tổng dư nợ.

Nợ ngắn hạn: Trong nhóm dư nợ ngắn hạn của các ngành kinh tế thì nợ

nhóm 1 vẫn chiếm ưu thế với 442.957 triệu đồng, tuy nhiên trong nhóm nợ ngắn hạn thì nợ nhóm 4 – Nợ nghi ngờ lại có dư nợ cao hơn nợ nhóm 2, trong khi ở phần tổng số thì nợ nhóm 4 lại nhỏ hơn nợ nhóm 2. Nợ nghi ngờ của vay ngắn hạn chủ yếu thuộc về ngành kinh doanh khách sạn và nhà hàng.

Nợ trung hạn: Tổng giá trị nợ trung hạn của các ngành kinh tế thì không có

biến động gì nhiều. Ở nhóm này, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là: 0,45%, tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ nợ xấu 9,7% của tổng chung.

Nợ dài hạn: Tuy nhiên đến phần nợ dài hạn thì nợ nhóm 1 với giá trị là

272.728triệu đồng không còn chiếm ưu thế so với các nhóm nợ khách nữa mà thay vào đó là nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý với dư nợ lên đến 439.622 triệu đồng nhưng ở phần này thì hai (02) nhóm không có dư nợ là nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn và nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn. Nhưng nợ nhóm 4, là loại nợ có khả năng chuyển thành nợ xấu (Nợ nhóm 5) với dư nợ là 126.290 triệu đồng chiếm tỷ lệ 15,1% tổng dư nợ dài hạn là một tỷ lệ cao.

Nhận xét chung: Số liệu của bảng báo cáo phân loại nợ cho thấy các ngành

kinh tế chủ yếu vay nợ dài hạn với giá trị là 838.640 triệu đồng sau đó đến nợ ngắn hạn 474.942 triệu đồng và xếp sau cùng là nợ trung hạn với dư nợ là 220.913 triệu đồng. Như vậy có thể thấy rằng khách hàng vay chiếm tỉ lệ vay vốn lớn của VCB Huế là khách hàng vay có thời hạn trên 5 năm với mục đích là nhằm tài trợ dầu tư vào các dự án đầu tư, đó là các ngành như: Công nghiệp chế biến, sản xuất – phân phối điện khí đốt và nước, khách sạn và nhà hàng… Các ngành này cũng vay nhiều ở thời hạn tín dụng trung hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên trong thời hạn tín dụng ngắn hạn có những ngành không vay dài hạn như: Y tế và hoạt động cứu trợ, hoạt động văn hóa thể thao… vì các ngành này chủ yếu chú trọng tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ.doc (Trang 50 - 52)