Nhận xét 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK.doc (Trang 49 - 51)

- Trường hợp các đơn vị trực thuộc xét thấy cĩ thể cho vay với sự bảo lãnh của bên thứ ba thì phải tuân thủ các quy định sau:

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

3.1.2. Nhận xét 1 Thuận lợ

3.1.2.1. Thuận lợi

Cĩ kinh nghiệm đối với khách hàng trong nước, đặc biệt là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Ngay từ giai đoạn đầu phát triển trên cơ sở phân tích điểm mạnh, yếu của mình Sacombank đã lựa chọn phân khúc thị trường cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhĩm khách hàng chính yếu. Kết quả đến nay 80% danh mục cho vay của Sacombank là cho vay cá nhân và SMEs, với những sản phẩm tín dụng được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường như cho vay tiểu thương tại các chợ, cho vay sinh hoạt tiêu dùng đối với CBCNV, cho vay làng nghề, cho vay kinh doanh đường phố…

Tạo dựng được hệ khách hàng truyền thống đã cĩ mối quan hệ lâu dài.

Thực tế phát triển tại Sacombank cho thấy cĩ rất nhiều khách hàng đồng hành cùng với Ngân hàng trong giai đoạn khĩ khăn. Sacombank luơn coi trọng hệ khách hàng này và cĩ những chính sách khách hàng thân thiết, khách hàng VIP, đồng hành thương hiệu giữa Sacombank và khách hàng để duy trì và phát triển hệ khách hàng truyền thống.

Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt giúp giảm thiểu chi phí hoạt động cũng như dễ thích ứng điều chỉnh theo sự thay đổi của mơi trường kinh doanh.

Ngoại trừ các ngân hàng cĩ quy mơ lớn như Sacombank, ACB,… đa phần các ngân hàng TMCP thường cĩ cơ cấu tổ chức bộ máy nhỏ, gọn được thiết lập với mục tiêu gắn liền với yêu cầu phục vụ kinh doanh của đơn vị. Chính vì vậy đã giảm thiểu đáng kể chi phí hoạt động của các ngân hàng này khi so sánh với hệ thống NHTMQD và ngân hàng nước ngồi. Ngồi ra cấu trúc này cũng sẽ giúp cho các ngân hàng cĩ thể phản ứng hoặc thay đổi linh hoạt theo nhu cầu và sự biến động của mơi trường kinh doanh.

3.1.2.2. Khĩ khăn

Hạn chế về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

Do quy mơ ngân hàng cịn nhỏ, các nghiệp vụ cịn mang tính đơn giản nên yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chưa cao.

Hạn chế về quy mơ vốn, về trình độ cơng nghệ

Dù trong thời gian gần đây các NHTMCP đang tăng nhanh mức vốn điều lệ nhưng so với hệ thống NHTMQD cũng như các NH nước ngồi thì quy mơ vốn cịn hạn chế. Những hạn chế về vốn này đã kéo theo mức độ đầu tư thấp cho hệ thống cơng nghệ thơng tin ở các NHTMCP.

Hạn chế về kinh nghiệm quản lý, đặc biệt là quản lý rủi ro.

Hạn chế này một phần là do chưa tiếp cận được với những phương thức quản lý tiên tiến trên thế giới. Hoạt động kiểm tra kiểm tốn nội bộ cịn chưa đạt tới chuẩn mực và thơng lệ quốc tế. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý rủi ro, các ngân hàng hầu như chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất là chính, việc quản lý rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động… theo tiêu chí của Basel cịn là những khái niệm khá mới mẻ.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro, trong thời gian qua với sự hỗ trợ của IFC và các đối tác chiến lược, Sacombank đã từng bước tái cấu trúc lại hoạt động Ngân hàng cũng như xây dựng hệ thống quản lý rủi ro hướng đến phát triển bền vững.

Hạn chế về tầm nhìn chiến lược

Riêng Sacombank, do thấy được tầm quan trọng của một chiến lược đúng đắn đối với sự phát triển của ngân hàng nên ngay từ những năm 1999-2000 đã chủ động xây dựng cho mình một định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2001- 2010 với hai thời kỳ phát triển 5 năm. Cĩ thể nĩi đến thời điểm hiện nay Sacombank vẫn dựa trên những định hướng phát triển này trong định hướng và điều hành thành cơng kế hoạch hàng năm.

3.2. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK.doc (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w