Mở L/C xuất: Số lượn g: 250 L/C

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTtỉnh Nam Định.docx (Trang 50 - 55)

Giá trị : 7.893.252 USD - Chuyển tiền về (TTR về): Số lượng : 413 món

Giá trị : 22.769.875 USD

b) Thanh toán hàng nhập: 29.220.961 USD, tăng 7.006.156 USD so với 2006 - Mở L/C nhập : Số lượng : 312 L/C - Mở L/C nhập : Số lượng : 312 L/C

Giá trị : 21.914.196 USD - Chuyển tiền đi (TTR đi): Số lượng : 223 món

Giá trị : 6.055.438 USD

- Nhờ thu về : 1.251.326 USD

2.3.1.4 Hoạt động kế toán - thanh toán điện tử

Công tác kế toán, tài chính tại Chi nhánh thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ. Thủ tục mở tài khoản giao dịch thuận tiện, nghiệp vụ chuyển rút tiền nhanh chóng. Do đó Chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng mở tài khoản giao dịch. Đến 31/12/2007 đã có 2.692 khách hàng mở tài khoản tiền gửi không kể tài khoản tiền vay, trong đó có 418 khách hàng là tổ chức kinh tế. Năm 2007, khối lượng thanh toán của Chi nhánh thực hiện 24.860 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 3.773 tỷ đồng, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt là 20.245 tỷ đồng

2.3.1.5.Hoạt động thu chi tiền mặt và an toàn kho quỹ

Cùng với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động và đầu tư tín dụng, năm 2007 công tác thu chi tiền mặt được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ.

- Tổng thu tiền mặt : 2.939 tỷ đồng - Tổng chi tiền mặt : 2.939 tỷ đồng Trong đó nộp NHNN: 947 tỷ đồng

Với khối lượng tiền mặt lớn như trên, đặc biệt khi Ngân hàng Nhà nước phát hành thêm tiền mới vào lưu thông (tiền polymer và tiền kim loại), nhưng đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác kho quỹ vẫn nâng cao tinh thần trách nhiệm, đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 47 món với số tiền 107.388.000đ, phát hiện và thu hồi 480 tờ tiền giả với tổng số tiền 21.625.000đ.

2.3.1.6. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Với phương châm phát hiện và kịp thời ngăn ngừa những sai sót trong hoạt động kinh doanh nên Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định rất chú trọng công tác kiểm tra nội bộ trên tất cả các mặt nghiệp vụ: Huy động vốn, tín dụng, kế toán, kho quỹ tại tất cả các đầu mối giao dịch của toàn Chi nhánh. Thông qua hoạt động kiểm soát từ xa và kiểm soát tại chỗ, thanh tra kiểm soát đã kịp thời phát hiện những sai sót trong chuyên môn, giúp các phòng ban chỉnh sửa, khắc phục kịp thời, góp phần

ngăn ngừa hạn chế những mặt tồn tại ở mức thấp nhất, giúp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đảm bảo chất lượng cao.

2.3.2 . Những định hướng phát triển trong thời gian tới

2.3.2.1. Về hoạt động huy động vốn:

Ban lãnh đạo NHCT tỉnh Nam Định sẽ tổ chức hội nghị bàn về các giải pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn trong năm 2008 và những năm tới. Chi nhánh đã chỉ đạo tích cực để đảm bảo tăng nguồn vốn ngay trong các tháng đầu quý năm 2008. Tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn để cân đối với cơ cấu sử dụng vốn.,Đây cũng là một trong các yêu cầu của công tác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

2.3.2.2. Hoạt động đầu tư cho vay:

Nhiệm vụ trọng tâm về công tác tín dụng trong năm 2008 và năm 2009 là tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, thay đổi cơ cấu tín dụng trên cơ sở thay đổi cơ cấu lại khách hàng, chủ động kiềm chế tăng trưởng kiểm soát tín dụng phù hợp với khả năng quản lý kiểm soát, trọng tâm là nâng cao chất lượng tín dụng và đầu tư lành mạnh nợ trong hạn; rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, cương quyết rút dư nợ đối với khách hàng kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ; tiếp thị, chăm sóc và có cơ chế thích hợp đối với khách hàng có năng lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Tập trung khai thác, mở rộng cho vay đối tượng là khách hàng nhỏ lẻ, kinh tế tư nhân, cá thể, hộ sản xuất công thương, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề truyền thống. Làm tốt công tác thẩm định cho vay, đặc biệt thẩm định các dự án xin vay vốn: Thực hiện kiểm tra đánh giá chính xác công nghệ thiết bị, dự toán đầu tư, các yếu tố rủi ro biến động khi thực hiện dự án, so sánh tham khảo các dự án tương tự đã thực hiện, so sánh giá thiết bị ở các nước có thể cung cấp, tính chính xác dòng tiền trả nợ; thực hiện các thủ tục hồ sơ vay vốn cũng như các thủ tục nhận tài sản thế chấp, để đảm bảo chặt chẽ, an toàn.

Tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng trung ,dài hạn cho cho phù hợp với nguồn vốn dài hạn hiện có của chi nhánh,

2.3.2.3.Về công tác kiểm tra kiểm soát

Tiếp tục cải tiến, nâng cao hiệu quả công cụ và phương pháp kiểm tra, kiểm soát như xây dựng quy trình giám sát và cảnh báo rủi ro cho một số nghiệp vụ chính. Năm 2008, NHCT tỉnh Nam Định tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để đảm bảo việc chấp hành đúng theo quy trình, quy chế, hạn mức, phân cấp ủy quyền...

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH

NAM ĐỊNH

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Định hướng chung của NHCT tỉnh Nam Định

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và định hướng nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong thời gian tới, trên cơ sở phân tích, đánh giá các mặt hoạt động trong những năm qua, NHCT tỉnh Nam Định đã xây dựng một số chỉ tiêu kinh doanh chính như tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế.

Để thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh trên, đồng thời thực hiện chủ trương tái cơ cấu, NHCT tỉnh Nam Định sẽ triển khai các nhiệm vụ công tác dưới đây:

* Triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công thương

Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công thương là một đề án có tính tổng hợp và chiến lược phản ánh những tồn tại, yếu kém của Ngân hàng Công thương và vạch ra những hướng đi cũng như các biện pháp tháo gỡ trong từng giai đoạn. Việc triển khai đề án sẽ tiến hành trong các năm tới.

Việc triển khai đề án cần đạt được một số mục tiêu cụ thể sau đây:

- Đổi mới một bước cơ cấu tổ chức và mô thức quản lý theo hướng nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các bộ phận, các khâu tiếp cận khách hàng; nâng cao tính phối hợp, thống nhất trong hệ thống; đảm bảo tính kỷ cương trong công tác quản trị điều hành; thiết lập và nâng cao thiết chế an toàn thông qua thành lập Uỷ ban quản lý và phòng ngừa rủi ro.

- Đổi mới phương thức kiểm tra nội bộ, đảm bảo tính độc lập cho cán bộ kiểm tra kiểm soát, tạo thành công cụ giám sát, điều hành của lãnh đạo ở các cấp.

- Xây dựng nền móng cho việc phát triển và mở rộng một số loại hình dịch vụ mới, đa dạng hoá thêm một bước hoạt động kinh doanh.

* Đẩy mạnh công tác huy động vốn để đạt mức tăng trưởng nguồn vốn hàng năm:

Để thích ứng với sự thay đổi trong môi trường hoạt động, ngân hàng cần tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn (trả lãi trước, có thưởng, khuyến mại...), bổ sung các loại kỳ hạn, áp dụng lãi suất linh hoạt... để phát triển nguồn vốn, nhất là vốn đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, cần chú trọng mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế và khu vực đông dân cư.

* Tăng cường hoạt động tín dụng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, giữ tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức quy định:

Để thực hiện nhiệm vụ này, cần chủ động tích cực tìm kiếm các dự án khả thi, các khách hàng vay hoạt động tốt, có khả năng trả nợ không phân biệt loại hình sở hữu. Bên cạnh đó, cần bám sát các dự án lớn, các chương trình kinh tế trọng điểm, các tổng công ty có vị trí quan trọng... để đẩy mạnh cho vay nhằm phục vụ tốt hơn sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước. Để nâng cao chất lượng tín dụng, cần cải tiến phương pháp quản lý rủi ro tín dụng, hoàn thiện hệ thống phân loại các khoản vay và phân loại khách hàng.

* Thực hiện tốt công tác khách hàng

Chú trọng việc củng cố và phát triển đội ngũ khách hàng, đặc biệt là những khách hàng chiến lược bằng những giải pháp tăng cường tiếp cận và thu hút khách hàng thống nhất từ trung ương tới cơ sở.

* Phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, kể cả việc đào tạo cho cấp quản lý, gắn liền đào tạo với việc sử dụng cán bộ phù hợp.

Kiến nghị với các cơ quan cấp trên có cơ chế đơn giá tiền lương thích hợp nhằm khuyến khích người lao động phát huy tính sáng tạo và gắn bó với ngân hàng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

3.1.2. Định hướng công tác tín dụng trong những năm tới

Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động tín dụng là loại hình nghiệp vụ đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng có an toàn, hiệu quả mới bảo toàn được vốn, đảm bảo cho ngân hàng ổn định và phát triển. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược sử dụng vốn của NHCT tỉnh Nam Định trong thời gian tới là "Tăng trưởng, an toàn, hiệu quả".

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2007 của NHCT đã nêu rõ :

-NHCTVN sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về các giải pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn năm 2008, tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dàỉ hạn trong cơ cấu nguồn vốn để cân đối với cơ cấu sử dụng vốn.

-Nhiệm vụ trọng tâm về công tác tín dụng năm 2008 là tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng ,thay đổi cơ cấu tín dụng trên cơ sở thay đổi lại cơ cấu khách hàng.Cần khai thác ,mở rộng cho vay đối tượng là khách hàng vừa và nhỏ,kinh tế tư nhân, cá thể… khu công nghiệp ,khu chế xuất, các làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTtỉnh Nam Định.docx (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w