Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam.doc (Trang 26 - 32)

Đối với ngân hàng, đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh chính là để nhằm mục đích phát triển hoạt động này. Vì vậy, ngân hàng không chỉ đánh giá những lợi ích hiện tại mà hoạt động bảo lãnh đã mang lại mà còn đánh giá tiềm năng phát triển của hoạt động này trong tương lại. Điều này có nghĩa ngân hàng phải quan tâm như vai trò của nó đối với nền kinh tế. Bởi nếu hoạt động bảo lãnh không thực hiện được vai trò của nó thì cũng đồng nghĩa với sự tự đào thải. Do đó, hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng bao gồm không những các chỉ tiêu xét trên lợi ích mà ngân hàng đạt được từ hoạt động bảo lãnh mà còn bao gồm cả những chỉ tiêu phản ánh lợi ích mà hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã đem lại cho khách hàng và cho nền kinh tế.

Tuy nhiên hoạt động bảo lãnh hàm chứa nhiều rủi ro tiềm tàng, thậm chí nhiều trường hợp rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng lớn tới khả năng tài chính và uy tín của ngân hàng. Do vậy, mỗi ngân hàng đều đặt ra những chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.

Hiện nay, chất lượng bảo lãnh ngân hàng thương mại chưa có những chỉ tiêu cụ thể và thống nhất phản ánh hoàn toàn chính xác, nhưng thông thường để đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh có thể được đánh giá bằng cách tổng hợp một số các chỉ tiêu. Thông thường để đánh giá chất lượng bảo lãnh có thể dựa trên hai nhóm chỉ tiêu sau:

Nhóm chỉ tiêu định lượng

o Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong năm.

Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của ngân hàng tại một thời điểm.

Doanh số bảo lãnh (hoặc dư nợ bảo lãnh được so sánh tại cùng một thời điểm) tăng lên qua các năm đều thể hiện quy mô bảo lãnh tăng, cho thấy hoạt động bảo lãnh đang phát triển và được mở rộng, cũng có nghĩa là góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh.

Tuy nhiên, dư nợ bảo lãnh cao cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro. Trong trường hợp phải thanh toán thay bảo lãnh thì ngân hàng sẽ phải đứng trước rủi ro mất khả năng thanh khoản nếu các biện pháp phòng ngừa được thực hiện không tốt.

Tóm lại, chỉ tiêu doanh số bảo lãnh hoặc dư nợ bảo lãnh là những chỉ tiêu quan trọng. Doanh số hoặc dư nợ bảo lãnh tăng lên thể hiện hoạt động bảo lãnh đang phát triển tốt, chất lượng hoạt động bảo lãnh có chiều hướng được nâng cao. Song nó chỉ đúng nếu độ an toàn của các khoản bảo lãnh vẫn được đảm bảo. Điều này có nghĩa ngân hàng phải kết hợp phân tích các chỉ tiêu khác để đưa ra một kết luận chính xác.

o Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Dư nợ bảo lãnh quá hạn Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn =

Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn

Sau khi ngân hàng thực hiện thanh toán khoản bảo lãnh cho người người được bảo lãnh, đến kỳ trả nở, nếu bên được bảo lãnh không đủ tiền trả và không được gia hạn nợ thì ngân hàng sẽ chuyển số nợ sang dư nợ bảo lãnh quá hạn. Tỷ lệ này tuy quan trọng song không phải là thước đo chính xác để đánh giá chất lượng bảo lãnh bởi các ngân hàng thường có khuynh hướng làm đẹp bảng cân đối của mỗi ngân hàng cũng như là bởi tình trạng gia hạn nợ khi những khoản nợ đến hạn.

Do đặc điểm của bảo lãnh trung và dài hạn, doanh số bảo lãnh của ngân hàng trong năm hầu như không thể phát sinh nợ quá hạn bởi lẽ nợ bảo lãnh

quá hạn phát sinh trong năm chủ yếu là do các khoản bảo lãnh của các năm trước đó. Điều đó có nghĩa là nợ bảo lãnh quá hạn thường là biến trễ so với thời gian, không phản ánh thực chất và tức thì những rủi ro cũng không thay đổi trong cơ cấu bảo lãnh.

Mặt khác việc tăng doanh số bảo lãnh lại làm giảm tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn trong năm nhưng việc tăng tổng doanh số bảo lãnh lại làm tiềm ẩn nguy cơ nợ quá hạn lớn trong các năm sắp tới. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn trên tổng doanh số bảo lãnh cần phải được đánh giá không chỉ dựa vào một năm do tính trễ của dư nợ bảo lãnh quá hạn. Cho nên, việc đánh giá chỉ tiêu này cần phải dựa vào các chỉ tiêu: doanh số bảo lãnh so với năm trước, nợ quá hạn phát sinh thêm (doanh số chuyển nợ quá hạn trong năm), dư nợ quá hạn, cơ cấu thu nợ quá hạn,….

Đồng thời để theo dõi và quản lý các khoản bảo lãnh quá hạn một cách chặt chẽ hơn, ngân hàng nên sử dụng tới chỉ tiêu sau:

Nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi =

Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn Nợ quá hạn trên 1 năm

Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi =

Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn

Nếu các tỷ lệ này cao có nghĩa là ngân hàng không những phải gánh chịu những rủi ro từ hoạt động bảo lãnh mà còn có thể dễ dẫn đến nguy cơ mất vốn rất cao. Việc đòi nợ đối với những khoản bảo lãnh này là hết sức khó khăn và tổn thất có thể xảy ra đối với những trường hợp này là vô cùng cao.

Việc ngân hàng phân loại nợ quá hạn theo thời gian dưới 6 tháng, từ 6 tháng đến 1 năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý nghiệp vụ bảo lãnh và đánh giá để xác lập dự phòng rủi ro mất vốn.

o Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh

Chỉ tiêu này là một thước đo quan trọng phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh. Khoản bảo lãnh không thể được xem là có chất lượng nếu không đem lại thu nhập thực tế cho ngân hàng. Nguồn thu bảo lãnh chính là các khoản phí bảo lãnh được tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo lãnh. Nguồn thu bảo lãnh lớn và tăng trưởng ổn định qua các năm thể hiện chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng ngày một tốt hơn.

Chỉ tiêu này thường được xem xét kết hợp với 2 chỉ tiêu sau: Thu từ bảo lãnh

Tỷ trọng thu bảo lãnh trong doanh thu dịch vụ = --- Doanh thu Dịch vụ

Thu từ bảo lãnh

Tỷ trọng thu bảo lãnh trong tổng doanh thu = --- Tổng doanh thu

Hai chỉ tiêu trên thể hiện vị trí của nghiệp vụ bảo lãnh trong toàn bộ các dịch vụ của ngân hàng và trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ trọng này càng lớn càng thể hiện tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh đối với ngân hàng.

Bên cạnh nhóm các chỉ tiêu định lượng, ngân hàng cũng cần phải xem xét tới các chỉ tiêu khác, xuất phát từ mục đích để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đóng góp lợi ích cho nền kinh tế.

Nhóm chỉ tiêu định tính

Nhóm chỉ tiêu định tính có vai trò không kém phần quan trọng so với nhóm chỉ tiêu định lượng. Đóng góp vào sự hoàn thiện và phát triển của ngân hàng dưới nhiều góc độ khác nhau, nhóm chỉ tiêu định tính xem xét ở các khía cạnh sau:

Tài sản đảm bảo ( Mức ký quỹ, cầm cố, thế chấp...): Phù hợp với yêu

cầu về giao dịch đảm bảo cũng như yêu cầu về an toàn cho ngân hàng nhưng cũng không gây thiệt thòi quá lớn cho khách hàng trong việc đảm bảo yêu cầu đó. Điều này sẽ giúp tăng độ an toàn cho các khoản bảo lãnh đồng thời cũng không làm giảm tính cạnh tranh, hấp dẫn của dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.

Biểu phí bảo lãnh mang tính cạnh tranh: Đây có thể xem là nhân tố đầu

tiên tạo ra sự so sánh của khách hàng giữa các ngân hàng. Biểu phí cạnh tranh cũng là yếu tố bổ sung để ta đánh giá chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh là cao hay thấp.

Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh: không phải hầu hết các ngân hàng

đều đáp ứng đầy đủ những loại hình bảo lãnh, tuỳ theo năng lực của ngân hàng mà ngân hàng đưa ra những loại hình bảo lãnh khác nhau. Các loại hình bảo lãnh càng đa dạng càng chứng tỏ sự phát triển của ngân hàng đó về mọi mặt. Việc phân tích chỉ tiêu này cũng sẽ giúp ngân hàng biết được loại hình bảo lãnh nào của ngân hàng thực sự hấp dẫn khách hàng, loại hình nào cần được quan tâm phát triển. Mặt khác, đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh cũng như đa dạng hoá đối tượng khách hàng còn là một biện pháp để phân tán rủi ro.

Ngoài ra, ngân hàng có thể xem xét thêm một số chỉ tiêu khác như: bảo lãnh có thực hiện đúng pháp luật và các văn bản dưới luật hay không, thời gian đáp ứng dịch vụ bảo lãnh, thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ ngân hàng.

Ngoài các chỉ tiêu trong nhóm các chỉ tiêu định tính trên, đánh giá chất lượng bảo lãnh cũng còn phải xem xét nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và yếu tố chủ quan bên trong ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới hoạt động bảo lãnh của ngân hàng nhằm có cái nhìn chính xác và định hướng đúng đắn cho

hoạt động bảo lãnh của một ngân hàng nói riêng và của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.

Kết luận, để đánh giá một cách chính xác nhất chất lượng hoạt động bảo

lãnh, ngân hàng cần phân tích tổng hợp một hệ thống các chỉ tiêu. Song tùy theo từng hoàn cảnh, từng giai đoạn và mục tiêu cụ thể của ngân hàng như: phát triển trong dài hạn hay ngắn hạn, nhằm tăng doanh thu hay nhằm mục tiêu phát triển bền vững, mà ngân hàng có thể đặt ưu tiên thứ tự các chỉ tiêu là khác nhau.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam.doc (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w