Hiện nay ở nước ta chưa có luật riêng điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Ngoài các văn bản pháp lý như Quy chế bảo lãnh ngân hàng với các Quyết định QĐ283/2000 hoặc QĐ386/2001 của NHNN, bảo lãnh ngân hàng mới chỉ được đề cập ở mức sơ lược và khái quát trong các văn bản luật có tính pháp lý cao như: Bộ luật dân sự, Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng. Do vậy, Quốc hội và Chính phủ phải quan tâm tới công tác ban hành pháp lệnh về bảo lãnh tiến tới xây dựng luật bảo lãnh, để tạo những cơ sở có tính pháp lý cao cho hoạt động bảo lãnh. Ngoài ra, Chính phủ cũng nên xem xét để hoàn thiện hơn nữa các quy định về thế chấp, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo và sở hữu tài sản, thủ tục đấu giá tài sản, các chế độ về hạch toán kế toán trong doanh nghiệp và trong ngân hàng.... từ đó có được những cơ sở thống nhất chặt chẽ trong quá trình thực hiện bảo lãnh.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam và qua sự tìm hiểu khái quát về đặc điểm và chức năng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng, em đã nhận thấy được vai trò quan trọng của bảo lãnh đối với doanh nghiệp, đối với ngân hàng và đối với nền kinh tế. Tại Techcombank, bảo lãnh cũng đã trở thành một hoạt động dịch vụ không thể thiếu trong quá trình phục vụ nhu cầu khách hàng của Techcombank. Bảo lãnh không những đã mang lại cho ngân hàng một mức lợi nhuận cao hơn mà nó còn góp phần nâng cao uy tín của Techcombank trên thị trường. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng mạnh của hoạt động bảo lãnh trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, thì sự cạnh tranh trong lĩnh vực này đang ngày càng quyết liệt và diễn ra sôi động giữa các ngân hàng hay giữa các tổ chức tín dụng khác như: công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm.... Điều này đặt ra cho Techcombank nói chung phải có những sự khác biệt trong hoạt động bảo lãnh để tạo ra sức cạnh tranh và thu hút được khách hàng tham giam bảo lãnh tại Techcombank. Chính vì vậy, với mong muốn được góp sức cùng ngân hàng, em đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Hy vọng rằng đây sẽ là những giải pháp phù hợp với ngân hàng, và có tính khả thi cao, giúp ngân hàng có thể nhanh chóng đạt được các mục tiêu phát triển trong tương lai, và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và khả năng thu thập số liệu cần thiết, bài viết không thể không tránh khỏi những thiết sót và cần phải được nghiên cứu tiếp. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự phê bình, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cán bộ ngân hàng tại Techcombank.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính, đặc biệt là thầy giáo TS. Đặng Ngọc Đức và các anh chị tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện nhận thức về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng để hoàn thiện bài viết này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Chủ biên PGS. TS. Phan Thị Thu Hà – NXB Thống kê, 2005
2. Sổ tay tín dụng Techcombank
3. Quy chế bảo lãnh Ngân hàng kèm QĐ283/2000/QĐ-NHNN14 và QĐ386/2001/QĐ-NHNN
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo bảo lãnh của Ngân hàng Techcombank
5. Quy trình bảo lãnh và hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
6. Tạp chí Ngân hàng 7. Tạp chí thị trường tài chính 8. Tạp chí tài chính 9. Website: www.techcombank.com.vn www.sbv.gov.vn www.mof.gov.vn
PHỤ LỤC Quy trình bảo lãnh tại Techcombank
Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyện thư bảo lãnh
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ phát hành thư bảo lãnh
Chuyên viên khách hàng (CVKH) tiếp nhận hồ sơ đề nghị phát hành thư bảo lãnh của khách hàng, tùy thuộc vào từng loại bảo lãnh, CVKH sẽ kiểm tra và yêu cầu khách hàng bổ sung những hồ sơ còn thiếu. Bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
- Đề nghị bảo lãnh theo mẫu
- Hồ sơ về tư cách pháp nhân, năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, thẩm quyền của người đại diện khách hàng, báo cáo tình hình tài chính (bắt buộc đối với bảo lãnh thiếu tài sản đảm bảo).
- Các hồ sơ có liên quan đến phương án đề nghị bảo lãnh. - Hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu có).
Bước 2: Phân tích, đánh giá lập báo cáo thẩm định phát hành thư bảo lãnh Căn cứ vào từng loại bảo lãnh và đề nghị phát hành thư bảo lãnh của khách hàng, CVKH sẽ tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng, yêu cầu bảo lãnh của khách hàng và lập báo cáo thẩm định, đánh giá, nội dung gồm có:
- Thẩm định khách hàng gồm:
+ Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. + Tình hình tài chính lành mạnh.
+ Mục đích đề nghị bảo lãnh hợp pháp
+ Phải mở tài khoản giao dịch tại Techcombank
+ Có quan hệ giao dịch thanh toán, tiền gửi hoặc tín dụng với Techcombank.
+ Không có nợ quá hạn khó đòi (trừ nợ được khoanh), không có dư nợ do trả thay bảo lãnh.
+ Có tài sản đảm bảo hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh.
(Trường hợp khách hàng kí quỹ 100% giá trị thư bảo lãnh, hoặc đảm bảo bằng sổ tiết kiệm tại Techcombank thì có thể không cần thẩm định tình hình tài chính.)
- Thẩm định về phương án phát hành thư bảo lãnh
+ Thẩm định năng lực của khách hàng trong lĩnh vực đề nghị Techcombank bảo lãnh.
+ Mức độ rủi ro có khả năng dẫn đến việc Techcombank phải trả thay bảo lãnh.
Báo cáo thẩm định trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt phải bao gồm đầy đủ các thông tin sau: loại thư bảo lãnh, giá trị thư bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, người thụ hưởng bảo lãnh, đề xuất mức ký quỹ, các loại phí liên quan đến bảo lãnh, tài sản đảm bảo và các điều kiện khác có liên quan.
Bước 3: Kiểm soát việc thẩm định phương án bảo lãnh
Lãnh đạo phòng kinh doanh thực hiện kiểm soát các thông tin trong báo cáo thẩm định và yêu cầu CVKH điều chỉnh, bổ sung thêm các thông tin cần thiết, sau đó ghi ý kiến và ký vào báo cáo thẩm định và chuyển cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giám đốc các Chi nhánh thực hiện kiểm soát lần hai đối với các khoản bảo lãnh trình lên ban Tổng giám đốc/Hội đồng tín dụng Hội sở.
Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng.
Bước 1: Thông báo cho khách hàng
Sau khi khoản bảo lãnh đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt, CVKH sẽ thông báo với khách hàng việc Techcombank chấp thuận hay không chấp
thuận khoản bảo lãnh của khách hàng, các điều kiện kèm theo và các hồ sơ khách hàng cần bổ sung.
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ bảo lãnh, soạn thảo hợp đồng, văn bản.
CVKH phối hợp với chuyên viên Ban Kiểm soát và Hỗ trợ kinh doanh (KS&HTKD) hoàn thiện bổ sung hồ sơ bảo lãnh theo yêu cầu, hoàn thiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo.
CVKH soạn thảo hợp đồng bảo lãnh(2 bản) và thư bảo lãnh (1 bản). CVKH chuyển hợp đồng cho khách hàng ký và thông báo cho khách hàng nộp đầy đủ phí, ký quỹ bảo lãnh thông qua tài khoản cá nhân/ tiền gửi của khách hàng hoặc một tài khoản thỏa thuận.
Lãnh đạo phòng kinh doanh kiểm tra lại nội dung thư bảo lãnh và ký nháy vào hợp đồng, thư bảo lãnh trước khi trình lên để Ban giám đốc ký.
Giai đoạn 3: Phát hành thư bảo lãnh
Bước 1: Ký kết hợp đồng, thư bảo lãnh
CVKH trình hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh cho Ban giám đốc ký. Sau đó, CVKH chuyển hồ sơ bảo lãnh kèm theo 01 bản chính hợp đồng bảo lãnh, 01 bản copy thư bảo lãnh để Ban KS&HTKD nhập số liệu phát hành bảo lãnh trên hệ thống Globus và lưu hồ sơ.
Bước 2: Hạch toán trên Globus
Chuyên viên Ban KS&HTKD thực hiện hạch toán phát hành thư bảo lãnh trên Globus, thu tiền ký quỹ và các loại phí từ tài khoản tiền gửi/ tài khoản cá nhân của khách hàng hoặc từ một tài khoản đã thỏa thuận.
Bước 3: Chuyển thư bảo lãnh cho khách hàng
Sau khi Ban KS&HTKD đã thực hiện hạch toán xong trên Globus, CVKH chuyển 01 bản hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh cho khách hàng.
Trong suốt thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, CVKH có trách nhiệm thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình xét thầu, tiến độ, khả năng thực hiện hợp đồng, tình hình tài chính, công nợ... để đảm bảo đủ nguồn thanh toán, tránh việc Techcombank phải thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh.
• Gia hạn hiệu lực, sửa đổi, hủy bảo lãnh
Trường hợp, khách hàng muốn gia hạn/sửa đổi/ hủy thư bảo lãnh đã phát hành, khách hàng cần gửi cho Ngân hàng công văn đề nghị kèm theo hồ sơ chứng minh nhu cầu gia hạn hiệu lực/sửa đổi/ hủy thư bảo lãnh trước ngày hết hạn hiệu lực của thư bảo lãnh.
CVKH lập tờ trình gia hạn/ sửa đổi/ hủy bỏ b lanãnh và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi tờ trình đã được phê duyệt, CVKH soạn công văn gia hạn/sửa đổi/hủy bỏ bảo lãnh, phụ lục hợp đồng bảo lãnh trình Giám đốc.
CVKH chuyển hồ sơ gia hạn/sửa đổi/hủy bỏ bảo lãnh kèm theo tờ trình đã được phê duyệt, bản photo công văn gia hạn/sửa đổi/hủy bỏ bảo lãnh và phụ lục hợp đồng bảo lãnh cho Ban KS&HTKD để hạch toán.
Chuyên viên Ban KS&HTKD thực hiện hạch toán gia hạn/sửa đổi/giải tỏa bảo lãnh đồng thời thu phí và thu ký quỹ bảo lãnh bổ sung (nếu có).
Sau khi đã hạch toán gia hạn/sửa đổi/giải tỏa xong, CVKH chuyển công văn gia hạn/sửa đổi bảo lãnh cho khách hàng.
• Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Techcombank thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh khi khách hàng vi phạm các quy định trong phạm vi bảo lãnh cho khách hàng.
- Trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh như sau:
Techcombank khi nhận được văn bản đòi tiền của bên nhận bảo lãnh kèm tài liệu chứng minh (nếu có) thì thông báo bằng văn bản cho khách hàng
biết để thu xếp thanh toán trả ngay số tiền phạt theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp khách hàng không thu xếp được tiền để thanh toán thì sau 03 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho khách hàng, Techcombank kiểm tra các tài liệu, nếu thấy phù hợp với yêu cầu thì thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đồng thời thông báo cho khách hàng biết.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Techcombank yêu cầu khách hàng thực hiện bồi hoàn theo các bước sau:
+ Thông báo cho khách hàng kèm theo các tài liệu liên quan, yêu cầu khách hàng hoàn trả ngay lập tức số tiền mà Techcombank đã trả thay.
+ Sau 01 ngày kể từ khi nhận thông báo của Techcombank, nếu khách hàng chưa hoàn trả hoặc chưa ký nhận nợ thì Techcombank hạch toán ghi nợ bắt buộc cho khách hàng (ngày hạch toán ghi nợ là ngày Techcombank đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng).
+ Khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay ngắn hạn đang áp dụng đối với khách hàng loại B kể từ ngày Techcombank thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Trường hợp vì những lý do khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn, những khó khăn tài chính tạm thời... khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đúng hạn, Techcombank có thể xem xét định lại kỳ hạn trả nợ và vẫn áp dụng lãi suất cho vay thông thường. Nếu khách hàng không có tài sản đảm bảo Techcombank sẽ yêu cầu phải bổ sung tài sản đảm bảo.
+ Techcombank có quyền trích tài khoản của khách hàng, thực hiện các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện ra cơ quan pháp luật và các biện pháp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh để thu hồi số tiền này.
Bảo lãnh được giải tỏa trong các trường hợp sau:
+ Thư bảo lãnh hết hiệu lực mà khách hàng không có đề nghị gia hạn bảo lãnh.
+ Nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh đã hoàn tất và được bên nhận bảo lãnh xác nhận đồng ý cho giải tỏa trước hạn.
+ Khách hàng đã trượt thầu trên cơ sở thông báo của bên nhận bảo lãnh.
+ Khách hàng đã trúng thầu và Techcombank đã phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
+ Techcombank đã thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh cho khách hàng vi phạm hợp đồng.
+ Việc bảo lãnh được thay thế bằng các biện pháp bảo đảm khác do các bên thỏa thuận.
Trường hợp giải tỏa trước hạn, khách hàng lập đề nghị giải tỏa bảo lãnh kèm hồ sơ chứng minh việc giải tỏa gửa Techcombank.
• Chuyên viên Ban KS&HTKD có trách nhiệm theo dõi hiệu lực của bảo lãnh. Khi bảo lãnh hết hạn hiệu lực đề nghị giải tỏa trước hạn đã được phê duyệt, tiến hành giải tỏa tiền ký quỹ cho khách hàng, tất toán bảo lãnh. Sau đó, thực hiện hạch toán trên hệ thống Globus, chuyển tiền từ tài khoản ký quỹ cho bảo lãnh của khách hàng sang tài khoản tiền gửi/tài khoản cá nhân của khách hàng đồng thời xuất kho tài sản đảm bảo bàn giao cho khách hàng.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...1
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẲNG BIỂU...2
LỜI MỞ ĐẦU...3
CHƯƠNG 1...5
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ...5
BẢO LÃNH NGÂN HÀNG...5
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG...5
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng...5
1.1.1.1 Bảo lãnh ngân hàng ra đời là một tất yếu khách quan...5
1.1.1.2 Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng...6
1.1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng...7
1.1.3 Đặc điểm bảo lãnh ngân hàng...9
1.1.3.1 Bảo lãnh ngân hàng là một mối quan hệ đa phương...9
1.1.3.2 Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập...11
1.1.3.3 Bảo lãnh ngân hàng là hoạt động ngoại bảng...12
1.1.3.4 Bảo lãnh ngân hàng tiến hành trên cơ sở chứng từ...12
1.1.4 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh...13
1.1.5 Vai trò của ngân hàng khi thực hiện hoạt động bảo lãnh...16
1.1.5.1 Cung cấp công cụ đảm bảo cho khách hàng...16
1.1.5.2 Đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng...16
1.1.6 Phân loại bảo lãnh ngân hàng...16
1.1.6.1 Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh...17
1.1.6.2 Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh...20
1.1.6.3 Căn cứ theo điều kiện thanh toán...23
1.1.6.4 Căn cứ theo bản chất của bảo lãnh...23
1.2 CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG...24
1.2.1 Khái niệm chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng...24
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng...26
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bảo lãnh...32
1.2.3.1 Những nhân tố chủ quan...32
1.2.3.2 Những nhân tố khách quan...34
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI
NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM...38
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TECHCOMBANK...38
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)...38
2.1.2 Mô hình tổ chức và quản lý của Techcombank...39
2.1.3 Hoạt động kinh doanh cơ bản của Techcombank giai đoạn 2003-2006 ...41
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn...43
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn...45
2.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ...47
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI TECHCOMBANK ...48
2.2.1 Quy trình bảo lãnh tại Techcombank...48
2.2.2 Phân tích tình hình chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Techcombank ...49
2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI TECHCOMBANK...53
2.3.1 Kết quả đã đạt được...53
2.3.2 Những hạn chế...53
2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế...54