Quản lý và đánh giá danh mục đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect.DOC (Trang 37 - 38)

II. Thực trạng của hoạt động tự doanh tại VNDIRECT

2.4.Quản lý và đánh giá danh mục đầu tư

2. Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại VNDIRECT

2.4.Quản lý và đánh giá danh mục đầu tư

VNDIRECT là công ty có nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư rất tốt. Năm

2007 được đánh giá là năm thành công trong hoạt động tự doanh. Hoạt động tự doanh thành công được là do nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư khá tốt. VNDIRECT thực hiện việc quản lý danh mục đầu tư theo 2 phương pháp:

Phương pháp lập danh sách đơn thuần là việc liệt kê tất cả các chỉ tiêu cần được thỏa mãn ( kể cả chỉ tiêu do người đầu tư đặt ra và chỉ tiêu phân tích) và đưa vào máy tính để lập nên danh sách những cổ phiếu thỏa mãn các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu đặt ra có thể là chỉ tiêu về vốn; hệ số P/E; ngành nghề; hệ số thu nhập trên vốn cổ đông ( ROE); tỷ lệ chia cổ tức; cổ tức ổn định hay tăng trưởng…

Phương pháp định lượng được thực hiện theo nhiều cách. Thứ nhất, nhà quản lý xác định độ nhạy cảm của giá hay thu nhập của cổ phiếu tới các yếu tố kinh tế như tỷ giá ngoại hối, lạm phát, lãi suất hoặc mức chi tiêu công chúng để làm căn cứ đầu tư. Nhà quản lý danh mục có thể dựa trên các thông tin đó cùng với sự phân tích và nhận định về diễn biến tình hình kinh tế để đưa ra các quyết định phù hợp.

Chẳng hạn, trong điều kiện kinh tế suy thoái ta có thể mua những cổ phiếu có độ nhạy cảm ít nhất tới các điều kiện thuận lợi của nền kinh tế. Cách thứ hai được gọi là “ phương pháp mua vào – bán khống”, theo đó cổ phiếu được phân chia theo nhóm. Danh mục lập theo phương pháp này có thể sẽ không bị tác động của thị trường nói chung vì giá trị chứng khoán mua vào tương đương với giá trị chứng khoán bán khống.

VNDIRECT thực hiện việc quản lý danh mục đầu tư chứng khoán bao gồm các bước sau:

Nghiên cứu -> Phân tích rủi ro / lợi nhuận-> Mục tiêu danh mục-> Phân bổ đầu tư-> Lựa chọn tài sản-> Xây dựng danh mục -> Đo lường và định giá kết quả đầu tư.

Việc đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư nhằm xác định chất lượng của danh mục, từ đó mà có biện pháp điều chỉnh danh mục theo hướng hợp lý hơn. Phương pháp mà VNDIRECT đã sử dụng để đánh giá danh mục đầu tư là phương pháp Jreyer-Jensen ( đánh giá hiệu quả của danh mục con trong toàn bộ danh mục)

Sau khi thực hiện việc đầu tư chứng khoán, bộ phận tự doanh của công ty sẽ có trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình hình và thực hiện những hoạt động nghiệp vụ cần thiết để quản lý danh mục đầu tư của mình cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư mới.

Đối với trái phiếu: công ty thường xuyên theo dõi mọi biến động về lãi suất, tỷ giá hối đoái, biến động kinh tế để kịp thời điều chỉnh. Công ty còn có các dự đoán về lãi suất của trái phiếu theo các kỳ hạn khác nhau trên cơ sở chu kỳ kinh tế và triển vọng kinh tế từ đó thực hiện thay đổi phù hợp trong quản lý danh mục trái phiếu.

Đối với cổ phiếu: công ty thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu của mình trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, từng ngành kinh tế thực trạng của các cổ phiếu đang nằm trong danh mục của mình để quyết định giữ lại hay bán đi một cách thích hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect.DOC (Trang 37 - 38)