Phương pháp thực hiện đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect.DOC (Trang 40 - 44)

II. Thực trạng của hoạt động tự doanh tại VNDIRECT

3.Phương pháp thực hiện đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh

Phương pháp đầu tư của công ty là khá linh hoạt tùy thuộc vào từng thời kỳ, từng loại chứng khoán, tùy thuộc vào điều kiện vĩ mô, điều kiện ngành mà lúc thì công ty sử dụng phương pháp đầu tư này, lúc thì công ty sử dụng phương pháp đầu tư khác.

Các phương pháp thực hiện đầu tư chứng khoán theo nghiệp vụ tự

doanh được VNDIRECT áp dụng đó là:

+ Phương pháp đầu tư “ Lướt sóng”: là phương pháp mua- bán cổ phiếu

trong ngắn hạn. Tùy vào diễn biến của thị trường mà các nhân viên tự doanh sẽ lựa chọn phương pháp này một cách linh hoạt. Đặc biệt khi sử dụng phương pháp này thì việc thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến thị trường cực kỳ quan trọng. Nhân viên tự doanh phải nắm bắt được thông tin để sẵn sàng mua- bán đúng thời điểm.

+ Phương pháp đầu tư dài hạn: Là phương pháp đầu tư vào một số công ty

nhất định với việc phân tích xem xét kỹ lưỡng để quyết định đầu tư trong dài hạn.

Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào thì VNDIRECT vẫn áp dụng các tiêu chí sau để thực hiện phương pháp đầu tư. Sau đây là các tiêu chí mà VNDIRECT thường dùng:

- Đầu tư theo giá trị

- Chọn thời điểm mua, bán - Chỉ tiêu lợi nhuận

- Doanh thu ( hoặc lượng bán) - Chỉ tiêu lợi nhuận/ Doanh thu - P/E

Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu:

Đó là việc đầu tư vào công ty có tốc độ tăng trưởng tốt, khả năng sinh lời các năm cao, doanh thu và thị phần không ngừng tăng qua các năm.

Đầu tư theo giá trị đích thực

Đầu tư vào các công ty đạt được một số tiêu chuẩn sau: - Xem xét công ty có lợi nhuận tốt, tăng trưởng ổn định, - Công ty có phát triển tốt không, có lợi thế cạnh tranh không. - Công ty đó có mô hình kinh doanh đơn giản

- Tỷ lệ nợ trên vốn có thấp, tỷ lệ lợi nhuận trên nợ có cao không - Tỷ lệ hàng tồn kho có cao không

- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư có tốt không?

- Chi phí vận hành của công ty có ở mức chấp nhận được hay không? - Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tại ra lợi nhuận và sự tăng

trưởng?

- Công ty có giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hay không?

- Ban lãnh đạo có giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh hay không

Thời điểm mua:

Công ty thường đầu tư vào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh. Như giai đoạn cuối năm 2007 và đầu năm 2008 khi thị

trường có sự điều chỉnh khá sâu, khi đó sẽ mua được cổ phiếu của các công ty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó.

Thời điểm bán:

Thời điểm bán của cổ phiếu rất quan trọng thường thì khi thị trường tăng trưởng nóng thì công ty quyết định bán toàn bộ cổ phiếu hoặc một phần số cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận.

Chỉ tiêu lợi nhuận:

- Thu nhập ròng hay lợi nhuận say thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hoặc lợi nhuận tính trên một cổ phiếu ( EPS). Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước.

- Một công ty có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của cổ phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó.

Chỉ tiêu doanh thu:

- Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức manh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng.

- Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng trưởng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó.

Chỉ tiêu Lợi nhuận/ Doanh thu:

Lợi nhuận đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của các nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tăng về tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu. Con số này càng lớn thì có thể thấy sự đảm bảo của công ty.

Lợi nhuận là đầu mối chủ yếu tìm cổ phiếu để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các công ty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí này để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên

Ví dụ: Thực tế VNDIRECT đã đầu tư dài hạn vào các công ty sau:

Công ty Giá trị đầu tư( tỷ

đồng)

% Sở hữu

Quỹ tầm nhìn VNDIRECT 385 28.3

Công ty bất động sản SSI 14 14

Ngân hàng TMCP Á Châu 50.4 9.7

Công ty cơ điện lạnh 6.3 13

CTCP cáp & vật liệu viễn thông

9 9

Tổng cộng 464.7

Nguồn: Phòng tự doanh ( VNDIRECT)

Tình hình đầu tư ngắn hạn của VNDIRECT:

Công ty Giá trị đầu tư( tỷ đồng) % Sở hữu

Công ty Bánh kẹo Bibica 8 13 CTCP dược phẩm OTC 7 10.5 CTCP đồ hộp Hạ Long 5 9.5 CTCP vật tư-xăng dầu

Nguồn: Phòng tự doanh VNDIRECT

Có thể thấy bằng những phân tích nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và về hoạt động của từng ngành cụ thể trong thời gian tới nói riêng, VNDIRECT đã tập trung đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, năng lượng. Với tình hình hiện nay thì việc đầu tư vào các ngành đó là khá mạo hiểm nhưng trong dài hạn cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thì chắc chắn việc đầu tư sẽ mang lại hiệu quả.

Còn trong đầu tư ngắn hạn VNDIRECT thường tập trung vào những ngành sản xuất thực phẩm, dược phẩm…Có thể nói đầu tư theo kiểu “ lướt sóng” thì mức độ rủi ro là khá cao, đặc biệt trong giai đoạn thị trường diễn biến phức tạp như hiện nay. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của việc đầu tư ngắn hạn, đó là hình thức lấy ngắn nuôi dài và đã được VNDIRECT áp dụng khá linh hoạt.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect.DOC (Trang 40 - 44)