NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ.doc (Trang 25 - 26)

CƠ SỞ LÝ LUẬN:3.1. Văn hóa. 3.1. Văn hóa.

3.1.1. Khái niệm văn hóa.

Văn hoá được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Ở mức chung nhất, có thể phân biệt hai cách hiểu: văn hoá theo nghĩa hẹp và văn hoá theo nghĩa rộng.

Trong khoa học nghiên cứu về văn hoá, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa này, định nghĩa văn hoá cũng có rất nhiều. Chẳng hạn, định nghĩa đầu tiên của E.B.Tylor năm 1871 xem văn hóa là “một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”. Còn TS. Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, thì xem “văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.”

Theo giáo sư, viện sỹ, tiến sỹ khoa học Trần Ngọc Thêm (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) thì “Văn hoá là một hệ thống của các giá trị do con người

sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Định nghĩa này hàm chỉ một hệ toạ độ ba chiều

là không gian văn hoá, quá trình hoạt động là thời gian văn hoá. Định nghĩa này còn chứa đựng bốn đặc trưng thỏa mãn yêu cầu cần và đủ để phân biệt văn hóa với những khái niệm, hiện tượng có liên quan. Đó là Tính hệ thống, Tính giá trị, Tính nhân sinh, và Tính lịch sử. Bốn đặc trưng này chính là cơ sở cho phép nhận diện “chất văn hoá” ở một đối tượng nghiên cứu.

3.1.2. Các đặc trưng cơ bản của văn hóa.a. Tính hệ thống của văn hóa a. Tính hệ thống của văn hóa

Mọi sự vật, khái niệm quanh ta tự thân đều là những hệ thống. Tuy nhiên, văn hoá như một hệ thống lại quá phức tạp, đến mức tính hoàn chỉnh của nó thường bị che lấp bởi các thành tố bộ phận.

Do vậy, cần thiết nhấn mạnh đến “tính hệ thống” của văn hóa. Cần xem xét mọi giá trị văn hóa trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính hoàn chỉnh cho phép phân biệt một nền văn hoá hoàn chỉnh với một tập hợp rời rạc các giá trị văn hoá.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ.doc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w