- Về công tác chọn mẫu: Kiểm toán viên chọn mẫu theo phương pháp phi thống kê, dựa chủ yếu trên cảm tính và sự xét đoán nghề nghiệp của mình, thường chọn mẫu
3. Kết hợp sử dụng bảng câu hỏi và lưu đồ
Khi mô tả hệ thống KSNB trên giấy làm việc, kiểm toán viên nên sử dụng kết hợp các bảng câu hỏi với lưu đồ. Vì việc sử dụng lưu đồ sẽ giúp kiểm toán viên dễ dàng phát hiện ra những thiếu sót của từng thủ tục kiểm soát, thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu các chứng từ liên quan, giảm thiểu việc phải lục giở lại nhiều tài liệu vừa mất thời gian, vừa không khoa học. Việc mô tả lại hệ thống KSNB bằng lưu đồ sẽ không tốn nhiều thời gian nếu kiểm toán viên:
•Kết hợp việc đọc và nghiên cứu tài liệu của đơn vị với việc vẽ lại nó ra giấy (các hoạt động của từng loại nghiệp vụ, đường đi của các chứng từ, các bộ phận có liên quan)
•Phân công công việc mô tả từng phần hành cho người nào phụ trách kiểm tra phần hành đó.
•Nếu khách hàng đã có sẵn các bảng tường thuật hay lưu đồ thì kiểm toán viên nên tận dụng chúng.
Ngoài ra, sau khi mô tả, kiểm toán viên nên sử dụng phép thử walk-through để kiểm tra xem việc mô tả của mình đã đúng hiện trạng hay chưa và thực hiện điều chỉnh nếu có.
Khi sử dụng lưu đồ hay sơ đồ luân chuyển chứng từ, kiểm toán viên cần quan tâm đến các vấn đề sau:
• Các ký hiệu sử dụng trong lưu đồ: (phụ lục 8)
• Lưu đồ xử lý thủ công và lưu đồ xử lý trên máy tính
Lưu đồ xử lý thủ công: Ví dụ: Công ty XYZ có quy định về trình tự luân chuyển các chứng từ nên có thể dựa vào đó để vẽ lại lưu đồ mô tả đường đi của các chứng từ. Dưới đây là lưu đồ minh hoạ cho nghiệp vụ mua hàng tại công ty XYZ: (phụ lục 8)
Lưu đồ xử lý trên máy: Ngoài các lưu đồ mô tả việc xử lý thủ công thì nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được lưu đồ mô tả hệ thống xứ lý trên máy, lưu đồ xử lý nghiệp vụ mua hàng trên máy của công ty cổ phần ABC như sau: (Phụ lục 8)