Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH (2).doc (Trang 43 - 47)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.3.2Quy trình cho vay

Quy trình cho vay gồm có 7 bước :

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay của ngân hàng

Bước 7:Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo.

Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, xử lý chi phí phát sinh.

Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng.

Bước 3: Xét duyệt cho vay.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn.

Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Giải thích quy trình:

Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:

Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

Hướng dẫn khách hàng mua bảo hiểm (bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm vật chất đối với phương tiện cơ giới, bảo hiểm khác).

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn:

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Thẩm định mục đích vay vốn.

Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng, thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Thẩm định về bảo đảm tiền vay. Lập báo cáo thẩm định cho vay.

Bước 3: Xét duyệt cho vay:

Nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng. Trưởng phòng/tổ trưởng tổ tín dụng có trách nhiệm rà soát danh mục hồ sơ vay vốn theo quy định của NHNo Việt Nam, nếu hồ sơ vay vốn thiếu, chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Quyết định cho vay: thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay được thực hiện theo mẫu do NHNo Việt Nam ban hành. Việc sửa đổi, bổ sung mẫu hợp đồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn vốn vay và quy định của NHNo Việt Nam. Giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét các nội dung trên các hợp đồng được trình để phê duyệt. Sau khi giám đốc NHNo nơi cho vay đã ký kết trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có), cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng: thực hiện chứng thực của UBND xã phường,

phối hợp với các bộ phận có liên quan hoàn thiện các thủ tục nhận, bảo quản, gửi, giữ tài sản bảo đảm theo hướng dẫn hiện hành của NHNo Việt Nam.

Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân:

Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo và nhập kho hoặc gửi, giữ tài sản (nếu cho vay có đảm bảo bằng tài sản), cán bộ tín dụng tiếp nhận lại hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối, và thực hiện giải ngân.

Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí, và xử lý các phát sinh:

CBTD và các bộ phận có liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

Thu nợ gốc, lãi tiền vay và xử lý những phát sinh. Quản lý nợ có vấn đề.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo.

Thanh lý hợp đồng

 Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên phải đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống IPCAS để tất toán khoản vay.

Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tùy theo điều kiện cụ thể, NHNo nơi cho vay có thể giải chấp toàn bộ hay một phần tài sản đảm bảo theo quy định của NHNo.

Ý nghĩa của việc lập quy trình cho vay:

Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều khác biệt. Với NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành, quy trình cho vay có những tác dụng như sau:

Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng. Trong đó, nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận

chức năng được xác định rõ ràng các công việc liên quan đến hoạt động cho vay từ đó làm cơ sở cho phân công trách nhiệm ở từng vị trí. Hơn nữa với mục tiêu này công tác quản trị nhân sự tại ngân hàng sẽ được điều chỉnh kịp thời cho hợp lý và có hiệu quả nhất.

Dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chánh cho phù hợp với những quy định của luật pháp và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Thiết kế các thủ tục cho vay thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay cũng như kỹ thuật tín dụng nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, nhưng không gây phiền hà cho khách hàng, cũng như tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.

Bên cạnh đó, có thể nói quy trình tín dụng là một văn bản bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và thường được in thành văn bản, hoặc sổ tay nhằm hướng dẫn việc thực hiện thống nhất những nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.

Mặt khác, quy trình tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Thông qua đó, nhà quản trị ngân hàng nhanh chóng xác định được những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai, để từ đó kiểm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng. Ngoài ra, với việc kiểm soát tiến trình thực hiện quy trình, ngân hàng còn kịp thời phát hiện những quy định không phù hợp trong chính sách tín dụng, cũng như bản thân quy trình. Từ đó, có những thay đổi để tăng cường giám sát quá trình sử dụng vốn tín dụng của khách hàng cũng như hoạt động tín dụng nói chung.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH (2).doc (Trang 43 - 47)