Đối với ngân hàng Nhà nước và cấp trên

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH (2).doc (Trang 82 - 87)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.3.2 Đối với ngân hàng Nhà nước và cấp trên

3.3.2.1 Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng chuyên nghiệp, uy tín.

Hiện nay, đại đa số các NHTM khi tiến hành thẩm định tín dụng, bên cạnh hệ thống thông tin nội bộ, các thông tin từ khách hàng cung cấp, các thông tin trên website thì Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc quản lý của NHNN là một nguồn cung cấp thông tin tín dụng đáng tin cậy của các ngân hàng trong nhiều năm qua. Tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành, biên bản báo cáo thông tin của CIC đóng vai trò quan trọng trong việc xét duyệt của ngân hàng. Do đó, các thông tin do CIC cung cấp phải chính

xác, có giá trị thì quá trình thẩm định của ngân hàng mới có hiệu quả, rủi ro mới giảm và chất lượng tín dụng mới tăng lên.

Trải qua nhiều năm, CIC đang trên đà phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống. Tuy nhiên, thông tin cung cấp vẫn còn đơn giản, chất lượng thông tin chưa rõ ràng, phân tích chưa sâu, chưa cung cấp nhiều thông tin cần thiết cụ thể về khách hàng cho nhân viên tín dụng mà chỉ mới liệt kê được lịch sử tín dụng, dư nợ vay, và uy tín đi vay của những khách hàng có thông tin, chưa cung cấp được thông tin đối với các khách hàng mới. Điển hình là, CIC chỉ trả lời khái quát khách hàng đang có dư nợ tại ngân hàng A, ngân hàng B, với tổng dư nợ là bao nhiêu, mục đích vay chung chung, không rỏ ràng cụ thể, các tài sản thế chấp là bao nhiêu và đã thế chấp tại bao nhiêu ngân hàng. Do đó, đối với các khoản vay tiêu dùng thì các nhân viên tín dụng sẽ khó có thể nắm bắt được. Vì vậy, NHNN cần phải có những chính sách nâng cấp hoàn thiện CIC để trở thành một trung tâm thông tin uy tín và có chất lượng bằng cách như:

 Hoàn thiện về nội dung, chất lượng của thông tin, cụ thể đối với từng khách hàng. Cung cấp chế độ kết nối trực tiếp với nguồn thông tin mà không phải thông qua hỏi đáp để nhân viên tín dụng có thể tự tra cứu, xem xét đi sâu chi tiết vào từng khách hàng. Trung tâm cần chủ động kết nối với các ngân hàng, yêu cầu các ngân hàng cung cấp các số liệu thông tin chính xác, có biện pháp xử lý đối với các thông tin cung cấp không chính xác. Đồng thời, CIC nên chia các thông tin truy cứu ra làm nhiều mục hơn để các nhân viên tín dụng tìm kiếm dễ dàng hơn như vay kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng… và trong mỗi mục thống kê cung cấp đầy đủ chi tiết thông tin của khách hàng trong quá trình vay nợ.

 Nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên phân tích về công nghệ thông tin, kỹ thuật phân tích, chuyên môn ngành để quá trình phân tích diễn ra nhanh chóng , kịp thời cho khách hàng và hệ thống công nghệ nhằm phục vụ điều kiện tốt nhất cho các nhân viên thực hiện tốt vai trò của mình.

 Giảm mức phí thu cho mỗi lần hỏi tin, cố gắng tạo môt môi trường tài nguyên cung cấp miễn phí thông tin của NHNN cho các ngân hàng thưong mại. Ngoài ra, NHNN tăng cường khuyến khích các NHTM sử dụng, sau đó bắt buộc các ngân hàng sử dụng các dịch vụ của CIC như là yếu tố cần thiết trong quy trình cho vay.

3.3.2.2 Nâng cao năng lực, chất lượng của hoạt động thanh tra ngân hàng

Công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN đối với các NHTM đóng vai trò quan trọng cho hoạt động kiểm tra rủi ro tín dụng, giúp phát hiện các rủi ro mà các ngân hàng đang đang gặp phải, cũng như ngăn chặn các trường hợp gian lận của các ngân hàng, chạy theo doanh số mà gây ảnh hưởng xấu đến toàn hệ thống ngân hàng.

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đối với các ngân hàng theo quý hoặc tháng để tăng khả năng kiểm soát của ngân hàng nhà nước. Đồng thời, nâng cao chất lượng thanh tra, việc kiểm tra phải có sự đầu tư, có sự chuẩn bị, lên kế hoạch thực hiện tốt, tránh các trường hợp gian dối, chỉ mang tính hình thức, qua loa.

Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các thanh tra, luân phiên các cán bộ thanh tra qua nhiều ngân hàng khác nhau,để tạo tính minh bạch, tính hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm soát.

Cập nhật, phân tích và đưa ra các giải pháp, các chính sách mà hoạt động thanh tra cung cấp để NHNN có thể sửa đổi, ban hành hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng.

3.3.2.3 Về hệ thống luật tín dụng

Bên cạnh công tác quản trị rủi ro tín dụng riêng của ngân hàng với các chính sách, các quy định, quy trình quản lý thì để đảm bảo tính hệ thống, sự an toàn trong công tác trên, NHNN và Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc ban hành các bộ luật, các nghị định, quyết định, thông tư…nhằm kiểm soát các hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

Có rất nhiều các văn bản pháp luật được ban hành nhằm hướng dẫn, quy định và bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện trong công tác tín dụng và quản trị rủi ro như: quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng; Thông tư số 15/2006/TT-NHNN ngày 10/8/2006 của Ngân hàng Nhà nước quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng; Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 và Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày

20/5/2010 về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng….

Tuy nhiên với tốc độ ra đời chóng mặt của các văn bản pháp luật, thì tính hiệu quả đạt được trong các văn bản đó vẫn chưa cao, các ngân hàng vẫn còn có nhiều hình thức để lách luật, vi phạm các văn bản hướng dẫn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, do đó có một số các nhận xét và kiến nghị sau:

Cập nhật hóa các văn bản pháp luật liên tục

Hiện tại, các văn bản pháp luật hiện nay được ban hành quá lâu so với thời điểm hiện tại. với sự biến động ngày càng chóng mặt trong quá trình phát triển kinh tế trong và ngoài nước, các tác động do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, Việt Nam gia nhập WTO…điều này, đòi hỏi các văn bản luật phải được cập nhật và theo sát tình hình, tránh ban hành thêm các thông tin bổ sung , sửa đổi quá nhiều , vừa làm gia tăng khối lượng văn bản, gây sự rườm rà, khó sử dụng và đôi khi trùng ý…Điển hình như quy chế cho vay

1627/2001/QĐ-NHNN được thay bằng Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN vào ngày 3/02/2005 khi nói về điều kiện vay vốn tại điều 7, chưa nói thêm các điều kiện về tư cách người vay, lịch sử vay nợ của khách hàng, uy tín của khách hàng trong hoạt động kinh doanh..đây là những dấu hiệu thật sự quan trọng trong quá trình cấp tín dụng hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đây là vấn đề đầu tiên để đánh giá có rủi ro hay không trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, vì thế các kiến nghị đưa ra là:

 Luôn cập nhật các tác động, các yếu tố biến động ảnh hưởng đến các điều luật liên tục, nhằm gia tăng tính hợp pháp, tính chặt chẽ trong quá trình thực thi.

 Giảm bớt các khối lượng văn bản, gom các văn bản có nội dung tương tư thành một, giúp cho việc truy cứu, sử dụng, thi hành có hiệu quả

Hoàn thiện phương pháp phân loại nợ

Theo điều 6, điều 7 quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, việc phân loại và trích lập dự phòng trên nhìn chung về phương diện an toàn tín dụng là khá tốt. Tuy nhiên việc phân loại nợ trên chỉ căn cứ trên phương diện thời gian, các tiêu chí đánh giá của tổ chức tín dụng là khách hàng có đủ khả năng thanh toán nợ gốc và lãi… chưa có sự hướng dẫn cụ thể những điều kiện quy định thế nào là “có khả năng ”… do đó có một số kiến nghị như sau:

Nên xây dựng một chính sách dự phòng rủi ro cụ thể, chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực cho vay, không chỉ tập trung vào thời gian chậm trả của khách hàng mà còn căn cứ vào hoạt động kinh doanh, uy tín thanh toán, giá trị của khoản vay…..để từ đó các ngân hàng thương mại xây dựng được các chính sách phân loại nợ thích hợp.

Định hướng các ngân hàng trong việc sử dụng các hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng, các tỷ trọng thích hợp đối với các khoản vay, các tiêu chí quan trọng cần và có trong những khoản vay khác nhau. Để tránh việc áp đặt cứng nhắc trong việc đánh giá của ngân hàng. Tạo một cơ sở quản lý chặt chẽ từ ngân hàng nhà nước đến các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH (2).doc (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w