Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH (2).doc (Trang 56)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công

Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng cũng chứa đựng những rủi ro nghiêm trọng. Điển hình là năm 2010 Ngân hàng phải chi nợ phải thu khó đòi là 16.367 tr đồng để xử lý rủi ro đưa chi phí khác của năm lên 25.820 tr đồng.

2.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008 - 2010 nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008 - 2010

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010

( Đơn vị: Triệu đồng VN )

chỉ tiêu 2008 2009 2010

so sánh 2009/2008 so sánh 2010/2009

tăng (+)

giảm (-) tăng giảmtỷ lệ % tăng (+)giảm (-) tăng giảmtỷ lệ % tổng dư nợ 169,479 262,497 273,233 93,018 54.88 10,736 4.09

nợ quá hạn 2,237 1,644 5,413 -593 -26.51 3,769 229.26

tỷ lệ nợ quá

hạn 1,32% 0,63% 1,98% -0,69% 1,35%

(Nguồn: bảng thống kê dư nợ và nợ xấu giai đoạn 2008 – 2010)

Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành

ĐVT: Triệu đồng

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng biến động qua các năm tùy theo tình hình kinh tế. Năm 2008, năm của khủng hoảng kinh tế, lạm phát diễn biến khó lường, các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng phải cầu cứu ngân hàng bất chấp lãi suất cho vay rất cao. Cuối cùng, hàng hóa sản xuất bị ứ

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2008 2009 2010 169,479 262,497 273,233 2,237 1,644 5,413 tổng dư nợ nợ quá hạn

Năm 2009, các doanh nghiệp được sự hỗ trợ lãi suất 4%, nên có lợi nhuận đã đảm bảo được khả năng trả nợ, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm nhiều, chỉ còn 0,63%. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao nhất là vào năm 2010 vì trong năm này lạm phát diễn biến khó lường, CPI tăng mạnh vào 3 tháng đầu năm, nhưng liền 3 tháng sau đó tăng thấp gần về mức 0%, để rồi lại vượt lên 1% trong 4 tháng còn lại của năm, giá cả leo thang, dẫn đến các nhà sản xuất gặp trục trặc về chi phí nguyên liệu đầu vào. Dẫn chứng là CT TNHH Thảo Nguyên(sản xuất hạt điều), đã phải mua hạt điều với giá tăng 30%, CT TNHH chế biến thủy sản Ngọc Hà phải mua mực tươi sống loại nhất với giá 120,000 đồng/kg. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không chịu trả nợ mà chấp nhận chịu lãi suất phạt 150%. Chưa hết, việc trồng trọt chăn nuôi của bà con nông dân hết bị sâu bọ phá hoại thì dịch cúm gia cầm xuất hiện. Cộng thêm, lãi suất những tháng đầu và cuối năm 2010 tăng nhẹ. Chính vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng vọt 1,98%.

Bảng 2.8: Phân nhóm nợ tại Chi nhánh

dư nợ tỷ lệ dư nợ tỷ lệ dư nợ tỷ lệ Tổng dư nợ 169,47 9 100% 262,49 7 100% 273,23 3 100% nợ đủ tiêu chuẩn 164,84 2 97.26% 236,80 7 90.21% 255,02 5 93.34% nợ cần chú ý 2,400 1.42% 24,046 9.16% 12,795 4.68% nợ dưới tiêu chuẩn 2,237 1.32% 1,392 0.53% 233 0.085% nợ nghi ngờ 0 0 220 0.09% 5,167 1.89% nợ có khả năng mất vốn 0 0 32 0.01% 13 0.005%

(Nguồn: bảng thống kê dư nợ và nợ xấu giai đoạn 2008 – 2010) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được tỷ lệ nhóm nợ đủ tiêu chuẩn so với tổng dư nợ có xung hướng giảm với 93.34% vào năm 2010 so với 97.26% vào năm 2008.

Nhóm nợ cần chú ý thì tăng cao: từ 2,400 tr đồng năm 2008 lên 24,046 tr đồng vào năm 2009 và 12,795 tr đồng vào năm 2010

Nhóm nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn có xu hướng tăng cao qua các năm từ 0% tăng lên dưới 0.1% vào năm 2009 và tăng cao xấp xỉ 2% vào năm 2010.

Bảng 2.9: Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời gian ( Đơn vị: Triệu đồng VN )

Chỉ tiêu Số tiền TT% Số tiền TT% Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ % tăng giảm Tổng dư nợ quá hạn 2,237 100 1,644 100 -593 -26.51 * Theo thành phần kinh tế Các tổ chức kinh tế 2,000 89.4 689 42 -1,311 65.55 Cá nhân, hộ sản xuất 237 10.6 955 58 718 302.95

* Theo thời gian

Ngắn hạn 650 29.1 1,244 75.67 594 91.38

Trung, dài hạn 1,587 70.9 500 24.33 -1,087 -68.49

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009)

Bảng 2.10: Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời gian (tt)

( Đơn vị: Triệu đồng VN ) Chỉ tiêu

2009 2010 So sánh 2010/2009

Số tiền TT% Số tiền TT% Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ % tăng giảm Tổng dư nợ quá hạn 1,644 100 5,413 100 3,769 229.26 * Theo thành phần kinh tế Các tổ chức kinh tế 689 42.00 4,114 76.00 3,425 497.1 Cá nhân, hộ sản xuất 955 58.00 1,299 24.00 344 36.02

* Theo thời gian

Ngắn hạn 1,244 75.67 3,953 73.03 2,709 217.76

Trung, dài hạn 500 24.33 1,460 26.97 960 192

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009,2010) Năm 2010, mức nợ quá hạn của doanh nghiệp là 4,114 triệu đồng tăng lên 3,425 triệu đồng (tức tăng 497,10%) so với 2009. Đây là con số cao nhất của ba năm. Mức thấp nhất vào năm 2009 là 689 triệu đồng giảm 1,311 triệu đồng (tức giảm 65,55%).

Phân tích theo thành phần kinh tế

Nhìn chung nợ quá hạn của hộ sản xuất, cá nhân tăng đều qua ba năm cao nhất năm 2010 với 1,299 triệu đồng chiếm 24% trên tổng nợ quá hạn. Thấp nhất là năm 2008 với 236 triệu đồng chiếm 10,55% tổng nợ quá hạn.

Như vậy, nợ quá hạn qua các năm tăng đặc biệt là hộ sản xuất, cá nhân. Bởi vì hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng sản xuất, vài cơn mưa đầu mùa, mưa sớm cộng thêm gió mạnh vào tháng 2 năm 2009 làm rụng bông các loại cây đang vào mùa thu hoạch như xoài, điều. Huyện Tân Thành nằm trong vành đai nhiệt đới, vào mùa khô năm 2010, nông dân phải bỏ thêm chi phí cải tạo nguồn nước để tưới cây. Mùa khô đi qua, người dân miền Trung phải đối mặt với 2 cơn bão lũ lớn, đất đai huyện Tân Thành tuy không bị ngập lụt, nhưng mưa nhiều làm sản xuất khó khăn. Giá rau xanh tăng gấp 3 lần những tháng đầu năm, nhưng số lượng rau thành phẩm bị dập nát, người dân tại xã Sông Xoài, Tóc Tiên đã bị lỗ vốn nặng. Bên cạnh đó, chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh. Đối với các hộ kinh doanh cá thể do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Phân tích theo thời gian vay

Nhìn chung nợ quá hạn theo thời gian vay ngắn hạn tăng dần sau ba năm, điều này xảy ra là do doanh số cho vay tăng, đây là món vay được khách hàng ưa chuộng. Song do bị ảnh hưởng của thiên nhiên, và rủi ro trong sản xuất mà tình hình nợ quá hạn tăng. Đây là hậu quả của “sức ép tăng doanh số cho vay”.

Qua biểu đồ ta thấy nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2009 giảm 68.49%. Điều này là do doanh số cho vay trung dài hạn, chỉ chiếm tỷ trọng thấp, các phương án sản xuất kinh doanh trung và dài hạn đều đã thẩm định kỹ phương án trả nợ. Do chính sách kích cầu của chính phủ, doanh số cho vay tăng cao vào năm 2010, nhưng nợ quá hạn lại tăng đồng biến, nguyên nhân là do hàng bán chậm, ảnh hưởng vòng quay hàng tồn kho, ảnh hưởng nặng đến khả năng trả nợ của ngân hàng. CT TNHH Đạt Phúc do phải lập hệ thống xử lý nước thải nên giảm lợi nhuận, và công ty đã trì hoãn nợ. Tình hình nợ cụ thể: nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 217.76%, trung hạn và dài hạn tăng 192%.

2.4.2 Những thành tựu đạt được, biện pháp xử lý rủi ro, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHN0 & nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHN0 & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010.

2.4.2.1 Những thành tựu đạt được

- Nguồn vốn huy động tăng trưởng cao, giữ vững được số dư huy động đến cuối năm 2010 không bị giảm sút, tăng cường lòng tin của khách hàng gửi tiền.

- Hoạt động cho vay tăng trưởng mạnh.

- Xử lý, khắc phục sai sót trong phát sinh, từng bước làm mạnh hoá môi trường đầu tư tín dụng được an toàn, hiệu quả.

2.4.2.2 Những biện pháp ngân hàng đã áp dụng để xử lý rủi ro tín dụng. dụng.

 Khuyến khích khách hàng mua bảo hiệm tín dụng đặc biệt đối với khách hàng cá nhân. Đây là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro.  Trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản vay rủi ro mà

nguyên nhân chính là nằm ở phía khách hàng.

 Phân loại nợ theo tiêu chuẩn của ngân hàng cấp trên để phat hiện những khoản vay rủi ro.

 Chấm điểm khách hàng vay

Sau đây là bảng xử lý nợ khó đòi của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008 – 2010:

Bảng 2.11: Xử lý nợ khó đòi của Chi nhánh

( Đơn vị: Triệu đồng VN )

Chi từ nguồn khác 140 0 0.672

(Nguồn: Bảng cân đối chi tiết giai đoạn 2008-2010)

Từ năm 2008 đến năm 2010 nguồn nợ khó đòi phải xử lý và đã xử lý

ngày càng tăng, đặc biệt là năm 2010 với con số cao đáng kể 17,039 tr đồng. Trong đó chi để xử lý cho nhà máy nước đá Dũng Hồng là 15,000 tr đồng. Sau khi bán tài sản của nhà máy cũng chỉ được 7,000 tr đồng. Ngân hàng đã xử lý nợ khó đòi chủ yếu bằng nguồn dự phòng được trích từ lợi nhận của đơn vị và được hoạch toán vào chi phí hoạt động.

2.4.2.3 Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế.2.4.2.3.1 Những hạn chế cần khắc phục 2.4.2.3.1 Những hạn chế cần khắc phục

Bằng việc thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành đã phần nào hạn chế được rủi ro tín dụng, song rủi ro tín dụng còn tiềm ẩn lớn nên Ngân hàng đã gặp phải những hạn chế cần khắc phục sau:

- Một là: Ngân hàng chưa khai thác triệt để nguồn vốn từ địa phương.

Huyện Tân Thành là nơi có khá nhiều khu công nghiệp, thu hút không nhỏ số lượng doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư.Bên cạnh đó, đặc thù của NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành là xây dựng mối quan hệ với các khu công nghiệp. Tuy nhiên, trình ngoại ngữ của cán bộ ngân hàng còn hạn chế gây khó khăn trong công tác huy động vốn từ các doanh nghiệp nước ngoài.

- Hai là: Nợ quá hạn của Chi nhánh vẫn còn tồn tại cao ( 5,413 tr đồng

vào năm 2010 chiếm 1,98% trên tổng doanh số vay của năm).

- Ba là: Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh

tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng chỉ mang tính hình thức. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu. Cán bộ ngân hàng khi thanh tra các phòng ban, phòng giao dịch chỉ đưa biên bản cho nhân viên ký xác nhận mà không tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng.

của quy trình thẩm định và cho vay hiện nay là cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ.Việc thẩm định tài sản tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa chính xác ở một số doanh nghiệp do chưa định được giá trị của máy móc thiết bị không phổ biến nên khi thanh lý tài sản không đáp ứng đủ nhu cầu thu nợ của Ngân hàng. Đồng thời việc tính toán nhu cầu vốn, vòng quay vốn để xác định mức cho vay cùa các phương án sản xuất kinh doanh chưa hợp lý dẫn đến thừa vốn. Khách hàng đã sử dụng nguồn vốn vào mục đích khác ảnh hưởng đến việc trả nợ cho Ngân hàng.

- Năm là: Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa

được chú trọng đúng mức. Chi nhánh vẫn còn có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Thực tế cho thấy, quá trình này chưa thật sự được chi nhánh quan tâm đúng mức đôi khi chỉ mang tính hình thức như cán bộ tín dụng chỉ gửi biên bản cho khách hàng kí tên xác nhận khi có tiến hành kiểm toán nội bộ chứ không thực sự kiểm tra tại đơn vị kinh doanh của khách hàng. Chính sự kiểm tra lỏng lẽo này tạo tiền đề cho rủi ro tín dụng phát sinh. Ví dụ như một số khách hàng tạo uy tín thanh toán ban đầu tốt, khi tiến hành vay thêm, do sự tin tưởng nên cán bộ tín dụng cho qua bước này dẫn đến về sau khách hàng thanh toán chậm dần, mất khả năng chi trả và không hợp tác tạo nên rủi ro cho ngân hàng.

- Sáu là: Chưa phổ biến rộng rãi cũng như hướng dẫn cụ thể cho khách

hàng hiểu hơn về bảo hiểm tín dụng để khách hàng có thể chủ động và có nhu cầu mua bảo hiểm tín dụng.

2.4.2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân từ phía bản thân ngân hàng

Đối với công tác huy động vốn

trong khi các NHTM khác rất dồi dào đã lôi cuốn một số khách hàng tiền gửi của NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành.

Chậm chạp trong quá trình treo băng rôn, bảng hiệu quảng cáo cho NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành, trong khi đó ngân hàng BIDV treo biển hiệu dọc đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao đến tận phòng giao dịch Hắc Dịch.

Trình độ ngoại ngữ của cán bộ ngân hàng còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ở các doanh nghiệp nước ngoài.

Rủi ro từ hoạt động cạnh tranh, chạy đua theo chỉ tiêu dư nợ

Áp lực chạy đua theo doanh số của chi nhánh với chi nhánh, của các cán bộ tín dụng với cán bộ tín dụng, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khu vực mà các ngân hàng đang thờ ơ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. NHNo & PTNT chi nhánh khu công nghiệp Tân Thành với mục tiêu tăng trưởng cao, được chứng minh qua mức dư nợ cho vay tăng cao trong ba năm 2008 – 2010 cũng đang trong tình trạng trên và đây là vấn đề làm gia tăng rủi ro nợ xấu cho chi nhánh trong vài năm gần đây, cao nhất là năm 2010 số dư nợ xấu lên đến 5,413 tr đồng tăng 229,26% so với cùng kỳ năm trước.

Đánh giá tài sản đảm bảo giữ vai trò quan trọng trong quyết định cho vay

Thông thường, nếu khách hàng có tài sản đảm bảo tốt thì khả năng được xét duyệt cho vay rất cao. Việc làm này là một yếu tốt nhưng đôi khi với một số khoản vay hơi có rủi ro, phương án vay chưa được tốt, năng lực tài chính của khách hàng hơi yếu, nợ cùng lúc nhiều khoản vay…cũng được ngân hàng đồng ý khi dựa trên giá trị của TSĐB thế chấp. Nên khi khách hàng không có khả năng trả nợ, tài sản giảm giá, do đó khó phát mại và nợ thu hồi về không đủ để trả nợ gốc và lãi. Bên cạnh đó, quá trình giải quyết TSĐB thật sự rườm rà, nhiều thủ tục pháp lý, tốn thời gian và công sức, điều này sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận cho ngân hàng.

∗ Đơn cử cho vấn đề này sự việc xảy ra đối với công ty nước đá Dũng Hồng, nợ cùng lúc nhiều khoản vay, nhưng có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và một số máy móc thiết bị, dây chuyển sản xuất nước đá. Ngân hàng đã giải ngân cho công ty với tổng số tiền lên tới 15 tỷ đồng. Khi công ty không có khả năng trả nợ, Ngân hàng đã thanh lý tài sản thế chấp nhưng do tài sản xuống cấp, thị trường bất động sản đóng băng nên ngân hàng chỉ thu về được 7 tỷ đồng.

Đối với công tác kiểm tra nội bộ

Bộ phận kiểm tra nội bộ của ngân hàng hoạt động không độc lập với

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH (2).doc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w