5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.2 Những giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạ
chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành
3.2.1 Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Bộ phận này cần được hoạt động độc lập với ban lãnh đạo tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành, đảm bảo tính độc lập và khách quan trong công tác kiểm tra kiểm soát, đồng thới phải hoàn thiện phương pháp kiểm tra kiểm soát theo chuẩn mực chung của NHNN. Công tác kiểm tra cẩn được thực hiện thường xuyên hơn đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Các khoản vay có giái trị lớn phải thông qua bộ phận kiểm soát nội bộ để góp phần hạn chề rủi ro.
Ngoài ra, khi kết thúc năm tài chính, khi kết thúc năm kiểm toán cần thuâ cơ quan kiểm toán độc lập bên ngoài để tiến hành kiểm tra hoạt động tín dụng nhằm đánh giá, rà soát các khoản cho vay.
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
Thẩm định là giai đoạn khởi đầu có tính chất quyết định đối với sự an toàn của khoản tiền cho vay. Vì vậy, chi nhánh cần nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án xin vay vốn.
Ngân hàng cần phải phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của họ trong công việc, có như vậy việc thẩm định tài sản của khách hàng vay mới được thực hiện một cách triệt để.
Trong thực tế, vì khách hàn muốn vay vốn của ngân hàng nên đã làm đẹp hồ sơ vay của mình, nên CBTD không chỉ xem xét kỹ hồ sơ vay vốn của khách hàng mà phải đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo, tính khả thi của dự án cũng như nguồn thu nhập từ dự àn để thanh toán trả nợ cho ngân hàng.
Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. Đồng thời khi thẩm định cần chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin về dự án, khoản vay; áp dụng các chỉ tiêu thẩm định như NPV, IRR… và cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng.
3.2.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát nợ vay
Song song với việc tăng năng lực thẩm định rủi ro thì ngân hàng cũng cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, xem xét xem khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích hay không. Việc giám sát có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như: kiểm tra định kì báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra khả năng thanh toán của danh nghiệp.
Thường xuyên phân tích đánh giá thực trạng dư nợ của từng khách hàng. Từ đó phát hiện ra các món nợ có rủi ro tiềm ẩn, nhất là các khoản nợ có thực hiện việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, các khoản nợ chậm trả lãi.
3.2.4 Tích cực xử lý triệt để những khoản vay có rủi ro
- Đối với các khoản vay chuyển nợ quá hạn do khách hàng gặp khó khăn về tài chính, NHNo & PTNT cần có những chính sách mềm dẻo, cụ thể, phối hợp chặc chẽ với khách hàng khi khách hàng đưa ra phương án kinh doanh hợp lý, có khả năng thay đổi tình hình hiện tại để tái cơ cấu nợ cũa khách hàng, chi nhánh có thể gia hạn nợ, tiếp thêm vốn cho khách hàng hoặc giảm
lãi suất. Điều này có tác dụng động viên, khuyến khích khách hàng và tạo nguồn cho khách hàng trả nợ tốt hơn.
- Đối với các khoản vay mất khả năng trả nợ nhưng có tài sản đảm bảo thì ngân hàng cần thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn một cách tốt nhất.
- Đối với khách hàng cố tình chây ì không có thiện chí trả nợ thì ngân hàng có thể sử dụng phương pháp kiện ra tòa để xử lý.
3.2.5 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng đồng thời có chế độ đãi ngộ phù hợp.
Các nhà lãnh đạo đều biết rằng vấn đề mấu chốt để làm nên giá trị của một tổ chức chính là yếu tố con người. Nhất là trong các giai đoạn kinh tế gặp thử thách, nhu cầu cấp thiết của các tổ chức là phải tìm ra những khó khăn, vướng mắc và giải quyết các vấn đề về hiệu quả và năng suất nhân sự. Để làm được điều đó, nhiều tổ chức nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đang cố gắng xây dựng và phát triển cho mình một đội ngũ nhân lực tuyệt vời. NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành cần thực hiện tốt những vấn đề sau:
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp cũng như trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBTD. Cần khuyến khích nhân viên học thêm tiếng Trung Hoa, Đài Loan để thuận tiện việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại địa phương.
Đa dạng hóa các kênh và phương thức đào tạo. Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học. Tạo điều kiện cho sinh viên ngành ngân hàng ở địa phương sau khi tốt nghiệp về làm việc tại địa phương, tránh tình trạng “chảy chất xám” vì đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp thường ở lại Thành Phố Hồ Chí Minh, sinh viên du học thì không trở về quê hương.
Chế độ lương bổng và phúc lợi thích hợp. Chế độ phúc lợi, lương thưởng cũng như cơ chế lao động phải phù hợp với các đối tượng. Nếu
chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, hơn thế, lại không giữ được nhân viên giỏi vì họ cảm thấy các chế độ đó chưa phù hợp với công sức họ bỏ ra. Xây dựng một hệ thống lương và phúc lợi công bằng, đồng nhất và rõ ràng là điều rất quan trọng. Thời gian gần đây, nền kinh tế biến động, cần tổ chức thi đua “đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng”, và có phần thưởng thích hợp cho các sáng kiến có giá trị.
Tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp giảm bớt áp lực. Tổ chức các cuộc họp, lấy ý kiến nhân viên, công đoàn cần quan tâm đến đời sống tinh thần cho nhân viên.
Nên thường xuyên tổ chức các tour du lịch với sự tham gia đông đảo anh em trong cơ quan để ngày càng tăng cường tính đoàn kết hiểu biết lẫn nhau hơn, thoải mái hơn sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Tổ chức anh em trong cơ quan tập luyện thể thao văn nghệ, xây dựng văn hóa người công chức: không hút thuốc trong giờ làm việc đăc biệt tại các quầy giao dịch với khách hàng.
3.2.6 Thực hiện bảo hiểm tín dụng
- Thứ nhất: khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho
nghành nghề mà họ kinh doanh vì vậy những khoản tín dụng trong trường hợp này coi như cũng được bảo hiểm một cách gián tiếp. Phương pháp này không làm phát sinh them thao tác nghiệp vụ trong Ngân hàng. Để sử dụng tốt hình thức này Ngân hàng cần có chính sách ưu tiên cho vay về khối lượng và lãi suất đối với doanh nghiệp, cá nhân mua bảo hiểm.
- Thứ hai: Ngân hàng tự bảo hiểm cho chính mình bằng cách lập quỹ dự
phòng để bù đắp cho những thiệt hại khi gặp rủi ro tín dụng, từ đó hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra mà vẫn đãm bảo được tình hình tài chính của ngân hàng. Rủi ro lun song hành với hoạt động kinh doanh nhưng đối với mỗi thành phần kinh tế thì hệ số rủi ro tín dụng có khác nhau, việc quy định
dụng vốn của ngân hàng chứa đụng nhiều rủi ro, ngân hàng phải lấy vốn tự có để bù đắp, song vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn hoạt động của ngân hàng. Như vậy, việc thành lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng là thật sự cần thiết và hợp lý.
Hàng năm ngân hàng cần trích 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng. Quỹ này được trích tới khi bằng 100% vốn điều lệ của ngân hàng. Quỹ dự phòng này sẽ giúp ngân hàng khắc phục những khoản tổn thất tín dụng do nợ khoanh, nợ tồn đọng lâu dài…đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
3.2.7 Một số giải pháp khác
Marketing sản phẩm tín dụng
+ Trong thị trường cạnh tranh thì hoạt động marketing luôn đi đầu để giúp cho việc kinh doanh có hiệu quả cao. Trước tiên, cần nâng cao cơ sở vật chất cho ngân hàng: một điều kiện người gửi tiền cân nhắc để quyết định gửi tiền ở đâu, đó chính là cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của ngân hàng vì thế ngân hàng, vì thế ngân hàng cần nâng cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc để tạo niềm tin cho khách hàng, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch đồng thời có đủ sức cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.
+ Thực hiện tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị dưới nhiều hình thức như quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, báo, áp phích về mọi hình thức huy động vốn tới mọi đối tượng khách hàng.
+ Tăng cường thêm nhiều hoạt động khuyến mãi khách hàng, như “gửi tiết kiệm trúng vàng”, và chương trình tích lũy điểm thưởng cho khách hàng.
+ Gửi thư ngỏ giới thiệu các sản phẩm cho vay đến các doanh nghiệp, áp dụng lãi suất ưu đãi cho 10 khách hàng đầu tiên với điều kiện khi đến ngân hàng phải mang thêm thư ngỏ.
+ Muốn đẩy mạnh hoạt động cho vay vấn đề không phải là ngừng tìm kiếm và thu hút cho khách hàng. Việc này đòi hỏi nhân viên cần phải nghiên cứu chuyên sâu vào các công ty, khu công nghiệp, cá nhân sản xuất để nắm bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, cải tiến, phát triển doanh nghiệp của mình. Từ đó tư vấn cho khách hàng biết các lợi ích của những sản phẩm NHNo cung cấp nhằm thu hút khách hàng.
+ Xâm nhập vào địa bàn trung tâm xã Hắc Dịch để dành thị phần đầu tư tín dụng và huy động vốn, cạnh tranh với các NHTM khác hệ thống (đặc biệt là BIDV đã thành lập một phòng giao dich ở xã Hắc Dịch).
Đưa công nghệ thông tin vào quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp chúng ta phân tích và dự báo được chính xác hơn mức độ biến động của từng ngành, từng khu vực, theo dõi việc cơ cấu nợ... giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng.
Xây dựng hạn mức tín dụng theo ngành, nhóm ngành và từng nhóm khách hàng.
Thuê tổ chức tư vấn hoặc tìm nguồn thông tin về thị trường, giá cả, tỷ giá... phục vụ công tác thẩm định, quyết định cho vay.
Phân loại khách hàng, nhóm khách hàng, tránh cho vay tập trung để phân tán rủi ro.
3.3 Một số kiến nghị