Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro lãi suất của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 39 - 42)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của của Mĩ

Mĩ là một trong những nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Mỗi khi nền kinh tế này có bất kì dấu hiệu suy thoái dù là nhỏ nhất thì cũng làm cho nền kinh tế thế giới bị tổn thương. Cũng như các nước phát triển khác, các ngân hàng của Mĩ rất quan tâm đến vấn đề phòng ngửa RRLS.

Trong việc định lượng RRLS, các ngân hàng Mĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp. Trong đó ba phương pháp được sử dụng phổ biến là : sử dụng mô hình định giá lại để đo lường sự nhạy cảm của thu nhập, sử dụng mô hình thời lượng để đánh giá sự biến động giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi và sử dụng mô hình mô phỏng. Để tạo điều kiện cho việc đo lường RRLS và đảm bảo tính hiệu

Trương Cẩm Vân 27 Lớp LTĐH5C

+ 4.5 %

-Thu gốc = 1000 Lãi = LSCB +3.5% - Thu swap do NHA thanh toán = 10%

-Trả gốc = 1000 Lãi = 10% -Trả cho NHA lãi suất thả nổi = LSCB + 1 %

- Thu gốc = 1000 Lãi = 14.5% - Thu swap do NHB thanh toán cho = LSCB +1%

Thu nhập (NH B ) thanh toán Thu nhập (NHA) thanh toán

- Trả gốc = 1000

Lãi = LSCB + 1% - Trả cho NHB lãi suất cố định = 10%.

quả quản lý, chính sách quản lý RRLS của mỗi ngân hàng đều quy định rõ ràng trách nhiệm đối với các quyết định quản lý RRLS. Các quyết định này thường do ủy ban quản lý TSC/TSN (ALCO) chịu trách nhiệm. Trong chính sách quản lý TSC, TSN có những hướng dẫn cụ thể về : các giới hạn về khả năng RRLS cần được đề ra tương ứng với các dự đoán và giả định hợp lý; quy định giới hạn cho từng bộ phận trong ngân hàng có RRLS và quy định các giới hạn về thẩm quyền và trao đổi thông tin để thực thi quản lý các chiến lược.

ALCO họp định kì để xem xét các báo cáo, trên cơ sở đó, chịu trách nhiệm điều chỉnh cơ cấu kì hạn của danh mục đầu tư chứng khoán của ngân hàng, coi đó là công cụ chủ yếu để kiểm soát mức độ nhạy cảm lãi suất. Ngoài ra, các tiểu ban ALCO còn có các cuộc họp hàng tuần để xem xét lại mức lãi suất tiền gửi và quyết định việc thay đổi lãi suất.

Ngoài việc đo lường đánh giá mức rủi ro lãi suất và thực hiện các biện pháp điều chỉnh giá cả và cơ cấu TSC, TSN, các NHTM Mỹ còn sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ngoại bảng để phòng ngừa RRLS. Các nghiệp vụ phái sinh ngày nay đã trở thành một bộ phận trọng trong thu nhập phi lãi và là nhân tố chủ yếu làm tăng tỉ trọng của loại thu nhập này tại các NHTM, đặc biệt là nghiệp vụ phái sinh về lãi suất.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là quốc gia khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á xảy ra vào cuối nững năm 1990, mà một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng là sự “mấy cân xứng kép” (double mismatch), tức là sự khủng hoảng cân xứng về kì hạn kết hợp với sự không cân xứng về dòng tiền giữa TSC và TSN của tổ chức tài chính. Cho nên, kể từ sau khủng hoảng, NHTW Thái Lan (BOT) đã có những biện pháp tích cực nhằm tăng cường hiệu quả thanh tra giám sát đối với công tác quản lý rủi ro thị trường trong đó có RRLS tại các NHTM Thái Lan. Hàng năm, các NHTM phải gửi báo cáo chi tiết tới Vụ Thanh tra Thái Lan, đưa ra cảnh báo cho các ngân hàng.

Ngày 7/12.2004, BOT đã ban hành “Chính sách thanh tra giám sát rủi ro lãi suất đối với các tổ chức tài chính”. Nội dung của chính sách quy định cụ thể về các vấn đề sau: trách nhiệm của HĐQT, giám đốc các NHTM đối với công tác quản lí phòng ngừa RRLS; quy định về chính sách quản lí RRLS bằng văn bản hướng dẫn thống nhất trong toàn ngành ngân hàng, yêu cầu các NHTM phải có quy trình toàn diện lượng hóa RRLS, thiết lập các hệ thống báo cáo thu thập thông tin cho công tác lượng hóa rủi ro,…

Để khuyến khích sự phát triển của thị trường các công cụ tài chính phái sinh, BOT cũng quy định những điều kiện đối với các NHTM được phép triển khai nghiệp vụ này. Đó là NHTM phải xây dựng được chính sách quản lý rủi ro một cách hợp lý và thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả, tuân thủ nghiêm túc các quy chế của BOT về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Liên quan đến các công cụ phòng ngừa RRLS, hiện các NHTM Thái Lan được phép thực hiện giao dịch swap, kỳ hạn và quyền chọn.

1.3.1.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường nên có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Từ năm 1993, Trung Quốc đã bắt đầu cải cách chính sách lãi suất theo hướng dần tự do hóa một cách thận trọng. Đến nay, công cuộc cải cách chính sách lãi suất của Trung Quốc đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nới lỏng kiểm soát lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, Trung quốc cũng đã nhận thức được những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với các NHTM khi lãi suất hoàn toàn được xác định theo quy luật của thị trường và đã có những chuẩn bị cần thiết giúp các ngân hàng phòng ngừa và hạn chế RRLS tốt nhất trong hoạt động kinh doanh.

Một là : thực hiện những biện pháp cần thiết để dần hình thành đường cong lãi suất chuẩn, giúp các NHTM có cơ sở dự báo biến động lãi suất thị trường. Một trong những điều kiện quan trọng để hình thành nên đường cong lãi suất là trên thị trường phải có nhiều công cụ nợ với kỳ hạn đa dạng cả ngắn hạn, trung và dài hạn.

Hai là : Để đa dạng hóa các công cụ phòng ngừa RRLS cho các NHTM và cả nhà đầu tư, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Thông tư về thực hiện thí điểm giao dịch swap lãi suất. Qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm hoàn thiện quy chế và tiến tới triển khai trên diện rộng.

Ba là : Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng Trung Quốc đưa ra những quy định chặt chẽ về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phù hợp với quy định trong hiệp định tiêu chuẩn về vốn của Ủy ban Basel, buộc các TCTD phải tuân thủ. Việc các NHTM tuân thủ nghiêm túc tỷ lệ an toàn vốn sẽ hạn chế tình trạng các ngân hàng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách tăng lãi suất huy động để tăng quy mô vốn huy động, do vậy sẽ giảm bớt biến động của lãi suất thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 39 - 42)

w