Đánh giá rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 70 - 72)

Từ việc tính toán sự thay đổi của lãi suất cho vay và lãi suất huy động bằng nội tệ, ngoại tệ của ngân hàng, ta đánh giá mối quan hệ giữa các mức thay đổi lãi suất với thu nhập ròng của ngân hàng qua hai biểu đồ sau :

Biểu đồ 2.4 : Mối quan hệ giữa thu nhập ròng và sự thay đổi lãi suất nội tệ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.

Trong đó : Biểu đồ hình cột thể hiện sự biến động của lãi suất, biểu đồ dây thể hiện sự biến động thu nhập ròng của ngân hàng . Trục bên trái biểu thị đơn vị của lãi suất (%), trục bên phải biểu thị đơn vị của thu nhập ròng ( tỷ đồng )

Nhìn trên biểu đồ ta thấy : cả bốn thời kỳ, lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều có sự biến động cùng chiều, mức độ chênh lệch không đáng kể. Trong đó, biến động lớn nhất phải kể đến là 6 tháng đầu năm 2008 và 6 tháng cuối năm 2008. Năm 2008 có thể được coi là năm của lãi suất khi lãi suất biến động tăng giảm với biên độ lớn chỉ trong 12 tháng. Sáu tháng đầu năm 2008, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng đều tăng mạnh ( lần lượt là 7,3447% và 6,1848% ), trong đó lãi suất huy động tăng nhanh hơn lãi suất cho vay. Tuy nhiên, do TSC nhạy cảm lãi suất chênh lệch lớn so với TSN nhạy cảm lãi suất , nên thu nhập ròng của ngân hàng tăng lên một khoản là 728,0488 tỷ. Sáu tháng cuối năm 2008, ngân hàng gặp RRLS lớn làm thu nhập ròng của ngân hàng giảm 471,7901 tỷ đồng. Nguyên nhân là do lãi suất huy động và lãi suất cho vay đồng loạt giảm mạnh, nhưng ngân hàng chưa kịp điều chỉnh TSC và TSN nhay cảm với lãi suất ( TSC vẫn cao hơn nhiều so với TSN ).

Sang năm 2009, mặc dù lãi suất tăng rất ít nhưng ngân hàng vẫn gặp RRLS Đó là do lãi suất huy động tăng nhiều hơn lãi suất cho vay làm thu nhập ròng của ngân hàng giảm 86,2235 tỷ đồng. Năm 2010, lãi suất huy động và cho vay trung bình đều tăng, nhưng trái với năm 2009, lãi suất cho vay lại tăng nhiều hơn lãi suất huy động nên thu nhập ròng của ngân hàng tăng lên 2,0032 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.5 : Mối quan hệ giữa thu nhập ròng và sự thay đổi lãi suất nội tệ của NHTMCP Ngoại thương Việt nam.

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy 1 điểm chung cho cả 4 thời kỳ, đó là : nếu lãi suất tăng thì lãi suất cho vay luôn tăng mạnh hơn lãi suất huy động, nếu lãi suất giảm thì lãi suất huy động lại giảm mạnh hơn lãi suất cho vay. Một điểm nữa là TSC nhạy cảm với lãi suất luôn lớn hơn TSN nhạy cảm với lãi suất trong 4 thời kỳ này, nên ngân hàng sẽ dễ gặp RRLS khi lãi suất giảm. Thực tế theo kết quả tính toán, chỉ có 6 tháng cuối năm 2008 là ngân hàng gặp phải RRLS phần ngoại tệ ( 17,1968 tỷ đồng ). Năm 2009, lãi suất cũng giảm nhưng ngân hàng không chịu RRLS, vì lãi suất huy động giảm mạnh hơn nhiều so với lãi suất cho vay, thu nhập ròng của ngân hàng tăng 355,1769 tỷ đồng. Còn lại 6 tháng đầu năm 2008 và năm 2010, thu nhập ròng từ ngoại tệ của ngân hàng đều tăng, lần lượt là 263,7896 tỷ và 331,5900 tỷ.

Như vậy, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lãi suất, mà ngân hàng chưa kịp điều chỉnh TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất, hay không sử dụng các công cụ phòng ngừa RRLS thì ngân hàng sẽ phải gánh chịu RRLS rất lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 70 - 72)

w