Công tác phòng ngừa, hạn chế RRLS tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 65 - 70)

Nam.

2.2.3.1 Văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa RRLS của NHNN

Hiện tại so với thông lệ quốc tế, hệ thống văn bản pháp lý về đo lường và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam chưa được hoàn thiện. Trong các văn bản pháp quy mới chủ yếu tập trung vào vấn đề rủi ro tín dụng mà chưa có những quy định cụ thể về tổ chức quản lý, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro khác như : RRLS, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản,… Liên quan đến công tác phòng ngừa RRLS tại các NHTM, đến nay NHNN đã ban hành một số văn bản pháp lý về các giao dịch phái sinh lãi suất :

- Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/9/2003 về việc ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất của Thống đốc NHNN Việt Nam - Sau đó quyết định 1133 được thay thế bởi Quyết định số 62/2006/QĐ NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2006. Quyết định ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm tao cơ sở pháp lý cho NHTM trong việc triển khai nghiệp vụ này để phòng ngừa RRLS cho các ngân hàng cũng như cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro cho các khách hàng của ngân hàng.

- “Quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD”,

ban hành theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ngày 29/04/2005 có quy định tỷ lệ quy đổi rui ro cho các cam kết ngoại bảng thuộc về các giao dịch phái sinh lãi suất để tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu cho các TCTD. Cụ thể:

Về hệ số chuyển đổi các hợp đồng giao dịch lãi suất: + Có kì hạn ban đầu dưới 1 năm: 0,5%

+ Có kì hạn ban đâu từ 1 đến 2 năm: 1,0%

+ Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên : 1% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm cộng thêm (+) 1.0% cho mỗi năm tiếp theo.

Về hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro đối với các giá trị các hợp đồng giao dịch lãi suất sau khi chuyển đổi là 100%.

2.2.3.2 Bộ máy quản trị rủi ro lãi suất của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.

Sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình NHTMCP, VCB tiếp tục định hướng phát triển thành một tập đoàn tài chính đa năng, thực hiện mục tiêu là một trong những NHTM tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng trở nên rủi ro, việc QLRR nói chung và quản lý RRLS nói riêng là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, VCB đã và đang xây dựng một hệ thống QLRR theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, có thể chấp nhận được. Bộ máy QTRR của VCB bao gồm

Hội đồng Quản trị : HĐQT có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong việc điều hành tất cả các hoạt động của Ngân hàng liên quan đến QLRR. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, HĐQT chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ; xác lập các giới hạn kinh doanh an toàn

Uỷ ban Quản lý rủi ro : UBQLRR là bộ phận do HĐQT Ngân hàng ra quyết định thành lập và chịu trách nhiệm giúp việc cho HĐQT trong việc quản lý mọi loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

UBQLRR tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng QLRR phù hợp trong từng thời kỳ, bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng, định kỳ báo cáo đánh giá tình hình rủi ro trong các mặt hoạt động của ngân hàng và đề xuất các biện pháp cải thiện kịp thời. UBQLRR chỉ có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT, không được quyền ra các quyết định liên quan đến QLRR.

Uỷ ban Quản lý Tài sản Nợ Có (ALCO) : ALCO là bộ phận do

Tổng Giám đốc ra quyết định thành lập. Chủ tịch ALCO là Tổng Giám đốc. Các thành viên của ALCO là các cán bộ chủ chốt đang thực hiện nhiệm vụ QLRR trong ngân hàng. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Ngân hàng nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá các tổn thất phát sinh do những biến động bất lợi từ thị trường; Quản lý rủi ro thanh khoản; Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp. Trong phạm vi phân cấp, ALCO được quyền ra các quyết định liên quan đến QLRR.

Các phòng ban QLRR tại Hội sở chính: Tuỳ tình hình thực tế trong từng thời kỳ, HĐQT sẽ ra quyết định thành lập một số phòng ban tại Hội sở chính với các nhiệm vụ QLRR tín dụng, QLRR thị trường và QLRR hoạt động. Tất cả các phòng ban này thuộc Khối QLRR và chịu sự điều hành trực tiếp của một Phó Tổng Giám đốc ngân hàng. Các phòng ban có nhiệm vụ QLRR tại Hội sở chính chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến QLRR, bao gồm việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn, Quy trình nghiệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với tình huống thị trường, giám sát và đánh giá hoạt động QLRR nói chung trong toàn ngân hàng và nói riêng đối với từng Chi nhánh, đơn vị cơ sở trực thuộc, đề xuất các biện pháp thực thi nhằm cải thiện tình hình…Trong phạm vi được Tổng Giám đốc phân cấp, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối QLRR và các Trưởng phòng ban tại Hội sở chính được quyền ra các quyết định có liên quan.

Như vậy, ngân hàng mới chỉ có bộ máy quản trị các loại rủi ro nói chung mà chưa có một bộ phận chuyên trách việc quản lý rủi ro lãi suất.

2.2.3.3 Các biện pháp ngân hàng áp dụng trong phòng ngừa và hạn chế RRLS

Để phòng ngừa RRLS, VCB áp dụng cả biện pháp nội bảng và ngoại bảng

Biện pháp nội bảng : VCB chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường, áp dụng chính sách lãi suất phù hợp trong nhiều hợp đồng tín dụng trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất.

Lãi suất cho vay cố định : Lãi suất cho vay cố định là mức lãi suất vay áp dụng trong suốt thời hạn hiệu lực của Giấy nhận nợ hoặc Hợp đồng tín dụng. Lãi suất cho vay cố định thường chỉ áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn ( có kì hạn vay dưới 12 tháng ) vì cả bên vay và bên đi vay đều có thể lường trước mức độ thiệt hại về tài chính trong trường hợp có biến động về lãi suất.

Lãi suất cho vay thả nổi : Lãi suất cho vay thả nổi là mức lãi suất cho vay thay đổi theo định kì 1tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Khi cho vay dài hạn, ngân hàng sẽ không quy định một mức lãi suất cố định cho cả kỳ hạn vay mà quy định lãi suất theo biến động của lãi suất thị trường. Bằng cách này ngân hàng vừa có thể điều chỉnh được độ lệch về thời lượng của tài sản nợ (nguồn vốn huy động ) và tài sản có (vốn cho vay), vừa đảm bảo được sự tương xứng về lãi suất giữa tài sản nợ vào tài sản có. Với chính sách lãi suất linh động, phù hợp với cơ chế thị trường, ngân hàng đảm bảo hạn chế được phần nào những rủi ro có thể xảy ra do những biến động của lãi suất.

Đối với các khoản vay bằng VND, lãi suất cho vay thả nổi thường được xác định dựa trên thông báo về lãi suất cho vay của chính Ngân h́àng Ngoại thương hoặc lãi suất cho vay trung bình của một nhóm các NHTM tại thời điểm xác định phải thay đổi lãi suất.

Đối với các khoản vay bằng USD, lãi suất cho vay thả nổi thường được xác định dựa trên thông báo về lãi suất ch́o vay trên thị trường liên ngân hàng tại thị trường London hoặc Singapore (Libor, Sibor).

Lãi suất cho vay thả nổi thường bao gồm hai phần : phần lãi suất đã tính đến chi phí đầu vào và phần lợi nhuận bao gồm cả chi phí bù đắp rủi ro

Ví dụ : Ngân hàng cho vay VND kỳ hạn 5 năm, ngân hàng thường quy định mức lãi suất 1,1%/tháng cho năm thứ nhất, nhưng từ năm thứ 2 trở đi lãi suất cho vay sẽ được điều chỉnh hàng quý và bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng loại trả lãi cuối kỳ của ngân hàng tại thời điểm đó + với một biên độ nhất định (ví dụ 1%/tháng) nhưng lãi suất cho vay > hoặc = 1,1%/tháng.

Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm NHNT 12 tháng + 1%/tháng

Đối với cho vay bằng USD, ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay theo lãi suất Sibor + một biên độ nhất định.

Lãi suất cho vay = Sibor 6 tháng + 2,2%/năm

Biện pháp ngoại bảng:

Khi những biến động lãi suất là không thể tránh khỏi trong cơ chế tự do hóa lãi suất và xu thế hội nhập, các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của RRLS và đã cố gắng thiết lập những công cụ phái sinh để hạn chế RRLS.

Tại Việt Nam : các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện cách đây hơn 10 năm, nhưng mới chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Giao dịch kỳ hạn là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam. Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm. Các giao dịch quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất trong bối cảnh lãi suất, tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. VCB là ngân hàng tiên phong sử dụng và cung ứng hợp đồng quyền chọn. Bên cạnh đó, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank, Vietinbank,..

Tại VCB : năm 2008, thu nhập từ giao dịch hoán đổi tiền tệ chiếm tới 52.492 triệu đồng, tương ứng với 8,88% lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (591.402 triệu đồng ). Đến năm 2009, hoạt động phái sinh tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngoại hối của VCB. Tổng giá trị hợp đồng

hoán đổi tiền tệ lên tới 3.670.400 triệu đồng. Những hợp đồng này đã góp phần đẩy doanh thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại VCB năm 2009 lên 4.075 triệu đồng ( tuy nhiên vẫn chỉ chiếm khoảng 0,1% so với tổng thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối). VCB cũng đã sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong nước và nước ngoài, phù hợp với các quy định của pháp luật. Trong năm 2009, thu nhập từ hoạt động hoán đổi lãi suất đạt 2.345 triệu đồng trong khi chi phí mất tới 98.925 triệu đồng. Ngoài ra còn có giao dịch quyền chọn, và lãi suất kỳ hạn. Tuy nhiên, doanh số giao dịch vẫn còn rất khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w