Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 97 - 100)

3.3.1.1. Tiếp tục duy trì môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định

Từ bài học của các nước trên thế giới cho thấy, khi tình hình chính trị bất ổn sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất, biến động giá cả mạnh, lạm phát gia tăng và tất yếu là khủng hoảng tài chính. Điều này thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2007, 2008 vừa qua.

Đối với Việt Nam, một trong những thế mạnh nổi bật của nước ta là môi trường chính trị, an ninh quốc phòng ổn định để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Tình hình chính trị xã hội tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là ổn định bậc nhất châu Á, do đó các nhà đầu tư nước ngoài luôn tin tưởng chọn Việt Nam là điểm đến của vốn FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, ta thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt

Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này.

Nhà nước cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng vào nhà đầu tư, tạo lập một môi trường thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong ngân hàng thương mại vốn là những chủ thể rất nhạy cảm trước bất ổn.

3.3.1.2. Xây dựng đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng.

Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng là Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức Tín dụng. Hai bộ luật này đã góp phần có hiểu quả, tạo môi trường pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại các văn bản pháp lý này vẫn chưa theo kịp các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng. Điều này phần nào đã đặt ngân hàng vào rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng khó mà có thể dự đoán được. Chính vì vậy, việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ và minh bạch là việc rất quan trọng giúp ngân hàng có một môi trường kinh doanh ổn định hơn trong trong việc bảo vệ hành lang pháp lý.

3.3.1.3. Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính tiền tệ theo chiều sâu

Để các ngân hàng hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất, thì thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam cần phải dần hoàn thiện và phát triển hơn nữa, nhất là thị trường chứng khoán. Điều này giúp các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa RRLS một cách nhanh chóng và kịp thời hơn, từ đó điều tiết vốn và cơ cấu lại nguồn vốn và tài sản của mình. Đồng thời thị trường tài chính tiền tệ phát triển thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển những thị trường mới có tổ chức như thị trường giao dịch tương lai, quyền chọn… giúp ngân hàng hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ phái sinh, đa dạng hóa danh

mục kinh doanh của mình. Từ đó có thể sử dụng nhiều và thuần thục hơn nữa những biện pháp phòng ngừa rủi ro nói chung và rủi ro lãi suất nói riêng.

3.3.1.4. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ.

Từ khi thành lập cho đến nay, NHNN Việt Nam luôn là một cơ quan thuộc Chính phủ, là một đơn vị ngang Bộ. Chính vì vậy, hoạt động của NHNN chịu sự điều chỉnh rất lớn của Chính phủ. NHNN chỉ là cơ quan xây dựng dự án CSTT quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội quyết định, trên cơ sở đó, NHNN tổ chức thực hiện và có trách nhiệm điều hành trong phạm vi đã được Quốc hội và Chính phủ duyệt. NHNN không được độc lập thiết lập mục tiêu hay xây dựng chỉ tiêu hoạt động. Ở đây, NHNN Việt Nam chỉ được coi như là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, giống như các Bộ khác, chứ không phải là một thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của NHNN ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của một quốc gia. Xét trong bốn cấp độ độc lập của IMF (2004) thì NHNN Việt Nam nằm ở cấp độ độc lập thứ tư “độc lập tự chủ hạn chế”. Đây là cấp độ độc lập thấp nhất của NHTƯ đối với Chính phủ. Điều đó phần nào làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện CSTT quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong phản ứng chính sách trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ. Bên cạnh đó, do là cơ quan của Chính phủ nên có trường hợp NHNN phải thực hiện những nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn như tái cấp vốn cho các NHTM để khoanh, xoá nợ các khoản vay của các tập đoàn nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN

Để nâng cao vai trò của NNHN trong việc xây dựng và thực hiện Chính sách tiền tệ, nhà nước nên tạo những điều kiện sau cho NHNN:

- Hạn chế sự can thiệp quá sâu đối với NHNN của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động thực hiện chính sách tiền tệ.

- NHNN phải thực sự được độc lập trong quyết định thực thi chính sách và phải được trao đầy đủ thẩm quyền trong việc lựa chọn các công cụ điều hành CSTT , cũng như kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của CSTT, nhất là về vấn đề chống lạm phát, để có thể đạt được các mục tiêu CSTT mà Chính phủ hay Quốc hội đã đề ra. Điều này không những góp phần làm tăng tính chủ động cho NHNN mà còn làm giảm độ trễ ngoài của CSTT. Tất nhiên, song song với các thẩm quyền được trao, NHNN phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả điều hành CSTT và thực hiện các chức năng của NHTƯ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w