RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.2.1 Biến động lãi suất thị trường năm 2008, 2009, 2010
2.2.1.1 Biến động lãi suất năm 2008
Biểu đồ 2.1 : Lãi suất huy động VND năm 2008
Sáutháng đầu năm 2008, lãi suất tăng mạnh : Từ mức lãi suất tháng 1 là 8,5%, các ngân hàng bắt đầu vào cuộc đua lãi suất, khởi đầu là các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Lãi suất tăng cao đến đỉnh điểm vào tháng 6 là 19%/năm. Hiện tượng người dân rút tiền từ ngân hàng có lãi suất thấp chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao xuất hiện. Lãi suất cho vay lên tới 22%-25%/năm (tính cả các khoản phí thu thêm); lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ghi nhận mức kỷ lục 43%/năm. Ở thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại cho vay cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tăng trưởng tín dụng đạt tốc độ thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước tính chỉ tăng 21% thay cho mức dự kiến khống chế là 30%).
Trước tình hình đó NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%/năm và nâng lãi suất cơ bản từ 8.25% lên 8.75%/năm kể từ 01/02/2008, tiếp tục tăng lên 12% vào tháng 5 và 14%/năm vào tháng 6. Lãi suất tái cấp vốn; lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng.
Sáu tháng cuối năm lãi suất giảm mạnh: Bắt đầu từ tháng 7 trở đi, các ngân hàng lại bước vào cuộc đua lãi suất mới nhưng với xu hướng ngược lại so với 6 tháng đầu năm. Cuộc đua ban đầu chỉ mới nhích nhẹ từ 18,5% xuống còn 17,5% và bắt đầu giảm mạnh từ tháng 10 năm 2008, đến cuối năm chỉ còn 8%/năm. Lãi suất cho vay tối đa giảm từ 21%/năm xuống còn 12,75%/năm.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do các ngân hàng đã giữ được tính thanh khoản của dòng tiền, đảm bảo được độ an toàn cao và tính rủi ro thấp. Mặt khác, sau 6 tháng đã huy động được một lượng tiền khổng lồ về thì nay các ngân hàng giảm lãi suất cho vay để kích thích người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất cũng như cho các doanh nghiệp vay để đầu tư.
Thứ hai, do dư nợ tăng thấp nên vốn khả dụng VND dư thừa tương đối nhiều, cộng thêm tình hình kinh tế có dấu hiệu giảm phát, các NH đã liên tục hạ LS tiền gửi VND.
2.2.1.2 Biến động lãi suất năm 2009
Năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm.
Từ tháng 7 đến tháng 11, các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm “đường cong lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn.
Biểu đồ 2.2 : Lãi suất huy động VND năm 2009
Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/12, các NHTM đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, một số thành viên lên tới 10,5%/năm (chưa tính các hình thức khuyến mại, cộng thưởng gián tiếp). Với diễn biến này, NHNN phát thông điệp kiểm tra toàn diện các trường hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên, các thành viên đồng loạt áp tối đa ở mức 10,49%/năm.
Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn thanh khoản của hệ thống. Điều này dẫn đến một hệ quả ít thấy là tỷ lệ lãi biên của các ngân hàng giảm rất mạnh; nếu trong năm 2008 chênh lệch lãi suất động và cho vay đạt khoảng 3,7%, thì năm 2009 chỉ xoay quanh 1% (đối với cho vay sản xuất kinh doanh).
2.2.1.3 Biến động lãi suất năm 2010
Đối với lãi suất huy động VND : Trong năm 2010, lãi suất huy động VND đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 – 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Trong quý I, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại.
Biểu đồ 2.3 : Lãi suất huy động VND năm 2010
Đến tháng đầu tiên của Quý II, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt 10,5% (duy trì từ 12/2009) để hình thành nên mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã đẩy lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận, vì vậy đến tháng 7/2010, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND. Như vậy, sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định đến tháng 10. Tuy nhiên, đến ngày 15/10/2010 ,trước sức ép của lạm phát, lãi suất huy động đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 – 18%. Trước tình trạng leo
thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dưới nhiều hình thức, NHNN đã phải trực tiếp yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, sẽ không vượt quá 14%/năm.
Đối với lãi suất ngoại tệ : Lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ trong năm 2010 tiếp tục tăng nhẹ qua tất cả các tháng (tính đến cuối tháng 12, lãi suất huy động USD tăng khoảng 0,82 – 1,36% cho các kỳ hạn so với đầu tháng 1/2010).
2.2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam2.2.2.1 Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro lãi suất.2.2.2.1 Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro lãi suất. 2.2.2.1 Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro lãi suất.
Theo lý thuyết, để đo lường RRLS có thể sử dụng hai mô hình : mô hình định giá lại và mô hình thời lượng. Tuy nhiên, khóa luận này lựa chọn mô hình định giá lại để lượng hóa RRLS tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, vì :
Thứ nhất : Mô hình định giá lại có thể thực hiện tương đối đơn giản mà không cần sử dụng những kỹ thuật phức tạp.
Thứ hai : Hệ thống kế toán của Việt Nam theo nguyên tắc ghi sổ, nên việc áp dụng mô hình thời lượng và mô hình kỳ hạn nhằm xác định mức độ giảm giá trị của tài sản ngân hàng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn
Khi áp dụng mô hình này, để giải quyết sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn, em xin đưa ra các giả định sau :
Thứ nhất : Chênh lệch thời hạn danh nghĩa của TSC và TSN của ngân hàng tại thời điểm tính toán bằng với chênh lệch thời hạn thực tế (thời hạn còn lại) của những tài sản này . Giả định này xuất phát từ thực tế là khi thời gian qua đi, thời hạn thực tế của các khoản mục thuộc TSC và khoản mục thuộc TSN của đều dần rút ngắn lại, chính vì vậy chênh lệch thời hạn danh nghĩa và chênh lệch thời hạn thực tế của TSC và TSN của ngân hàng không khác nhau nhiều.
Thứ hai : Toàn bộ các khoản cho vay sẽ được hoàn trả một lần khi đến hạn, kể cả các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay trung dài hạn lãi suất cố định. Mặc dù trên thực tế những khoản cho vay này thường được hoàn trả theo định kỳ và ngân hàng thường xuyên sử dụng số tiền thu hồi từ những khoản cho vay này
để thực hiện những khoản cho vay mới với lãi suất hiện hành. Điều này có nghĩa là các khoản thu nợ theo định kỳ trong năm thuộc loại TSC nhạy cảm với lãi suất. Hiện tại VCB đã xác định được tỷ lệ thu hồi vốn của những khoản vay thuộc loại này. Nhưng do hạn chế về trình độ và thời gian thực hiện khoá luận nên khoá luận vẫn sử dụng giả định này.
2.2.2.2 Sử dụng mô hình định giá lại để đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.
• Bước 1 : Xác định TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất
Thứ nhất, về khung thời hạn nghiên cứu : Năm 2008, lãi suất thị trường biến động liên tục và rất phức tạp, lãi suất tăng cao trong 6 tháng đầu năm, sau đó lại giảm trong 6 tháng cuối năm, vì vậy ta chọn khung thời hạn nghiên cứu là 6 tháng. Năm 2009 và năm 2010, lãi suất biến động tương tự nhau và khá ổn định nên ta chọn khung thời hạn nghiên cứu là 1 năm.
Thứ hai, phân loại TSC và TSN : Với phương pháp định giá lại, tất cả các TSC và TSN được phân thành hai nhóm : nhóm nhạy cảm với lãi suất và nhóm không nhạy cảm với lãi suất. Việc phân loại này dựa trên mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất ( đối với TSC ) và chi phí trả lãi ( đối với TSN ) khi lãi suất thị trường có sự thay đổi.
- Các khoản mục TSC nhạy cảm với lãi suất bao gồm :
+ Các khoản cho vay ngắn hạn : Đây là những khoản tín dụng đến hạn trong vòng 1 năm và sẽ được tái đầu tư trong năm.
+ Các khoản cho vay trung và dài hạn đều được tính theo lãi suất thả nổi 3 thoặc 6 tháng 1 lần, vì vậy nên chúng cũng thuộc TSC nhạy cảm với lãi suất. + Ngoài ra Tín phiếu kho bạc nhà nước có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi tại các TCTD khác cũng là TSC nhạy cảm với lãi suất. Tuy nhiên những khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
- Các khoản mục TSN nhạy cảm với lãi suất bao gồm :
+ Các khoản tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng. Đây là những khoản tiền ngân hàng huy động để đầu tư, cho vay, khi đến hạn phải trả
lại cho người gửi, và tiếp tục huy động những khoản tiền gửi mới. Trong trường hợp khách hàng không rút tiền khi đến hạn thì khoản tiền gửi đó cũng được coi là gửi vào kỳ hạn mới và tính lãi theo mức mới .
+ Ngoài ra, kỳ phiếu ngân hàng kỳ hạn dưới 1 năm, tiền gửi của các TCTD khác cũng thuộc nhóm TSN nhạy cảm với lãi suất. Tuy nhiên những khoản mục này chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ.
Thứ ba : Do sự biến động lãi suất của nôi tệ và ngoại tệ không giống nhau nên để đánh giá chính xác mức độ RRLS của ngân hàng, việc tính toán RRLS cần được tách riêng cho từng loại tài sản nội tệ và ngoại tệ.
Thứ tư : RSA, RSL mỗi thời kỳ được xác định bằng bình quân giá trị của TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất ở thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ của thời kỳ đó.
Bảng 2.4 : Giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ. Đơn vị : tỷ đồng.
Chỉ tiêu 01/01/2008 30/06/2008 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
RSA 48.473 65.638 65.420 72.227 100.784
Cho vay ngắn hạn 25.684 36.687 34.419 37.590 53.988
Cho vay trung hạn 7.976 8.005 7.871 9.269 11.789
Cho vay dài hạn 14.813 20.946 23.129 25.368 35.007
RSL 35.121 45.359 59.258 70.920 104.162 1 tháng 8.780 13.608 16.592 21.276 30.207 3 tháng 7.375 11.340 14.815 17.730 14.583 6 tháng 5.865 9.072 11.852 13.475 21.874 9 tháng 4.320 6.804 8.296 10.638 17.707 12 tháng 8.780 4.536 7.704 7.801 19.791
( Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 của VCB)
Bảng 2.5 : Giá trị TSN, TSC ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ. Đơn vị : tỷ đồng. Chỉ tiêu 01/01/2008 30/05/2008 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 RSA 49.059 44.125 47.373 69.394 76.030
Cho vay ngắn hạn 25.994 24.662 24.924 36.116 40.728
Cho vay trung hạn 8.073 5.381 5.700 8.905 8.893
Cho vay dài hạn 14.992 14.081 16.749 24.373 26.409
RSL 35.545 35.270 42.206 46.142 46.971 1 tháng 4.976 6.349 5.487 9.228 11.743 3 tháng 5.332 5.290 4.643 8.306 12.682 6 tháng 6.043 5.996 7.597 6.921 9.394 9 tháng 7.464 7.054 10.552 11.536 5.637 12 tháng 11.730 10.581 13.928 10.151 7.515
( Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 của VCB ) • Bước 2 : Xác định mức lãi suất bình quân thay đổi qua các năm
Bảng 2.6 : Lãi suất huy động nội tệ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam %
Chỉ tiêu 01/01/2008 6 tháng
đầu 2008
6 tháng
cuối 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 tháng 8,50 16,10 8,90 8,98 10,00
3 tháng 8,75 16,23 9,15 9,21 10,25
6 tháng 8,75 16,45 9,20 9,54 10,45
9 tháng 9,00 16,87 9,36 9,78 10,70
12 tháng 10,13 17,00 9,54 10,05 11,00
Bảng 2.7:Lãi suất huy động ngoại tệ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam%
Chỉ tiêu 01/01/2008 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng cuối năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 tháng 4,25 6,00 3,78 2,40 3,20 3 tháng 4,56 6,25 3,95 2,68 3,50 6 tháng 4,94 6,51 4,20 2,85 3,69 9 tháng 5,25 6,69 4,35 3,18 3,98 12 tháng 5,50 6,80 4,72 3,58 4,20
Bảng 2.8 : Lãi suất cho vay nội tệ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (%)
Chỉ tiêu 01/01/200 8 6 tháng đầu 2008 6 tháng cuối 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cho vay ngắn hạn 12,60 19,02 11,70 11,80 12,80
Cho vay trung
hạn 13,50 19,20 12,00 12,00 13,25
Cho vay dài hạn 13,50 19,54 12,25 12,35 13,55
Bảng 2.9 : Lãi suất cho vay ngoại tệ của NHTMCP Ngoại thương Việt nam %
Chỉ tiêu 01/01/2008 6 tháng
đầu 2008
6 tháng
cuối 2008 Năm 2009 Năm 2010
Cho vay ngắn hạn 6,23 8,20 6,20 5,75 6,98
Cho vay trung hạn 6,75 8,45 6,51 5,98 6,57
Cho vay dài hạn 7,28 8,75 6,75 6,50 6,85
Từ các bảng số liệu trên, ta tính được sự thay đổi của lãi suất trung bình dựa vào
công thức sau : ΔRA = ( ) 1 Ai n i AiR D ∑ = ck - ( Ai n i AiR D ∑ =1 ) đk ΔRL = ( Li n i LiR D ∑ =1 ) ck - ( L i n i L iR D ∑ =1 ) đk
Bảng 2.10 : Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC nội tệ (%)
Thời kỳ RA đk RA ck ΔRA
6 tháng đầu năm 2008 13,0231 19,2079 6,1848
6 tháng cuối năm 2008 19,2079 11,9305 -7,2773
Năm 2009 11,9305 12,0188 0,0883
Năm 2010 12,0188 13,1131 1,0943
Bảng 2.11 : Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ (%)
Thời kỳ RL đk RL ck ΔRL
6 tháng đầu năm 2008 9,0633 16,4080 7,3447
6 tháng cuối năm 2008 16,4080 9,1701 -7,2379
Năm 2009 9,1701 9,3816 0,2115
Năm 2010 9,3816 10,4385 1,0569
Bảng 2.12 : Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC bằng ngoại tệ (%)
Thời kỳ RA đk RA ck ΔRA
6 tháng đầu năm 2008 6,6364 8,4060 1,7696
6 tháng cuối năm 2008 8,4060 6,4318 -1,9743
Năm 2009 6,4318 6,0429 -0,3888
Năm 2010 6,0429 6,8869 0,8440
Bảng 2.13: Mức thay đổi lãi suất trung bình TSN bằng ngoại tệ (%)
Thời kỳ RL đk RL ck ΔRl
6 tháng đầu năm 2008 5,0363 6,5022 1,4659
6 tháng cuối năm 2008 6,5022 4,3270 -2,1752
Năm 2009 4,3270 2,9725 -1,3545
Năm 2010 2,9725 3,6326 0,6601
Bước 3 : Xác định thu nhập ròng của ngân hàng khi lãi suất thay đổi
Áp dụng công thức sau : ΔNII = RSA × Δ RA – RSL × Δ RL Bảng 2.14 : Mức độ rủi ro lãi suất của đồng nội tệ
Đơn vị : tỷ đồng
Thời kỳ RSA × Δ RA1 RSL × Δ RL1 Δ NII1
6 tháng đầu năm2008 4.059,5532 3.331,5043 728,0488