Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 42)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế phòng ngừa, hạn chế RRLS của NHTM một số nước trên thế giới, có thể rút ra bài học với Việt Nam như sau: Một là : việc các quốc gia theo đuổi chính sách tự do hóa tài chính với sự nới lỏng, tiến đến xóa bỏ sự kiểm soát lãi suất sẽ dẫn đến xu thế biến động nhiều hơn của lãi suất thị trường, do vậy, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ RRLS. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý, cụ thể là NHTW, và các NHTM phải có nhận thức và sự chuẩn bị đầy đủ cho công tác nhận biết, phòng ngừa RRLS nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng cũng như sự an toàn và ổn định của cả hệ thống.

Hai là : Đối với các NHTW cần quan tâm dến việc thiết lập cơ sở pháp lý như ban hành các quy chế hướng dẫn công tác quản lý RRLS tại các NHTM, quy định về thanh tra giám sát, quy định điều kiện được triển khai thực hiện nghiệp vụ phái sinh và hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ này.

Ba là : Đối với công tác phòng ngừa RRLS tại các NHTM cần quan tâm đến những điều kiện sau :

- Các cấp lãnh đạo trong ngân hàng có nhận thức toàn diện về RRLS. - Xây dựng chính sách quản lý RRLS bằng văn bản và quy định thống

nhất trong toàn ngân hàng. Chính sách này sẽ giúp các cấp quản lý cũng như nhân viên ngân hàng hiểu rõ quy trình, nội dung quản lý rủi ro và trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong công tác quản lý RRLS, từ đó giúp cho việc điều chỉnh phòng ngừa rủi ro có hiệu quả.

- Các ngân hàng chuẩn bị đầy đủ điều kiện về con người, công nghệ để thực hiện tốt việc đo lường, đánh giá mức độ thiệt hại nếu xảy ra khi lãi suất thị

trường có sự biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số khái niệm cơ bản về lãi suất và rủi ro lãi suất, các nguyên nhân chủ quan, khách quan phát sinh rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chương 1 của khoá luận cũng đã đề cập đến công tác đo lường rủi ro lãi suất ( bằng cách sử dụng các mô hình ) và phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất ( các biện pháp nội bảng và ngoại bảng ) tại các NHTM. Phần cuối chương 1 là kinh nghiệm thực tế cua một số nước trên thế giới về công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất, từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam.

Kết quả của chương này chính là nền tảng để phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.

CHƯƠNG 2 : TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NHNN. Sau khi thành lập, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, thực hiện các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và NHNT đã chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thương mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra ngoài phạm

vi tài trợ thương mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xây dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp.

Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại hệ thống DNNN, năm 2007, NHNT đã thực hiện thành công cổ phần hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ tại Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 về việc thí điểm cổ phần hoá NHNT Việt Nam. Sự kiện IPO của NHNT Việt Nam ngày 26/12/2007 được đánh giá là sự kiện IPO lớn nhất và được mong đợi nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm đó. Ngày 02 tháng 06 năm 2008, NHNT Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã phát triển khắp toàn quốc với mạng lưới gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, VCB đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

NHNT đang từng bước triển khai áp dụng mô hình tổ chức cũng như các mô thức quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất hiện nay. Các bước triển khai tiếp theo:

- Tổ chức lại các mảng kinh doanh theo đối tượng khách hàng thống

nhất trong toàn hệ thống NHNT và theo loại hình kinh doanh đặc thù của ngân hàng trên thị trường tài chính, gồm các “Khối” : Khối (kinh doanh) Ngân hàng

bán buôn; Khối (kinh doanh) Ngân hàng bán lẻ; và Khối Quản lý và Kinh doanh Vốn

- Thiết lập và tổ chức lại các mảng hỗ trợ, bao gồm các Khối: Quản lý Rủi ro; Quản lý Tài chính/Kế toán; Hậu cần và Tác nghiệp;

- Tiếp tục từng bước ứng dụng các mô thức quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.

Mô hình tổ chức bộ máy quản trị điều hành của VCB

Trương Cẩm Vân 34 Lớp LTĐH5C Kiểm tra nội bộ Kiểm tra nội bộ TGĐ và ban điều hành Khối Ngân hàng Bán buôn Khối Kinh doanh và Quản lý Vốn Khối Ngân hàng Bán lẻ Khối Quản lý Rủi ro và Xử lư Tài sản/ Nợ xấu Khối Tác Nghiệp Các Bộ phận Hỗ trợ khác Khối Tài chính & Kế toán

Hệ thống các Bộ phận Phòng Ban chức năng tại Hội sở chính và Mạng lưới các Chi nhánh

Ủy ban rủi ro Ban kiểm soát Ban kiểm toán nội bộ HĐ quản lý RR

Kiểm tra nội bộ HĐ, ủy ban khác HĐ TD trung ương HĐQT Đại hội đồng cổ đông

Chức năng và nhiệm vụ của các Phòng, ban như sau:

- Phòng kế toán giao dịch : Là phòng nghiệp vụ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.

- Phòng tín dụng ngắn hạn: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngắn hạn từ ngân hàng, với chức năng khai thác và sử dụng vốn tối ưu nhằm mục tiêu lợi nhuận.

- Phòng đầu tư dự án : Là phòng nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng. Nhiệm vụ là nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và xem xét cho vay các dự án kinh doanh của doanh nghiệp có thời hạn từ 1 năm trở lên. - Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng : Phụ trách việc quan hệ với khách hàng vay vốn là các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, cải thiện đời sống. Hiện nay phòng đang thực hiện một số dịch vụ chính như sau: cho vay mua nhà, ô tô trả góp, cho vay cán bộ công nhân viên và mới nhất là cho vay du học.

- Phòng tài trợ thương mại : Là phòng nghiệp vụ, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại: thực hiện thanh toán L/C xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ nhờ thu, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh thanh toán… Phòng còn có chức năng nghiệp vụ mua bán và thu đổi ngoại tệ. Do số lượng giao dịch được thực hiện ở Sở giao dịch là rất lớn nên đã lập ra hai phòng chuyên biệt cho từng nghiệp vụ là Phòng thanh toán nhập khẩu và Phòng thanh toán xuất khẩu

- Phòng Bảo lãnh : Là phòng nghiệp vụ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các khách hàng có nhu cầu bảo lãnh. Các nghiệp vụ bảo lãnh là bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu, bảo lãnh đảm bảo khả năng thanh toán (thường dùng trong thanh toán xuất nhập khẩu).

- Phòng Vay nợ viện trợ : Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý các khoản vay nợ có tính viện trợ từ nước ngoài, được các tổ chức quốc tế viện trợ cho Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, cải thiện môi trường… Ngân hàng Ngoại thương được chỉ định làm nhiệm vụ thay chủ đầu tư để quản lý nguồn vốn này sao cho có lợi nhất.

- Phòng quản lý thẻ : Là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý toàn bộ hệ thống thẻ ATM của ngân hàng Ngoại thương. Các chức năng quản lý được thể hiện ở việc phát triển mạng lưới, phát triển số lượng khách hàng, nâng cao chất lượng thanh toán.

- Phòng thanh toán thẻ : Là phòng nghiệp vụ thực hiện việc quản lý quá trình thanh toán thẻ của VCB, kiểm soát các giao dịch, các nghiệp vụ chuyển tiền, rút tiền, mua hàng…

- Phòng tiền tệ kho quỹ : là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và VCB, tổ chức điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Sở giao dịch với NHNN, các chi nhánh khác trong cùng hệ thống trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn.

- Phòng quan hệ khách hàng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng quản lý tất cả các khách hàng. Nhiệm vụ của phòng rất quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với quá trình chấm điểm tín dụng cho khách hàng, và đây là cơ sở để thực hiện việc xem xét cho vay đối với một khách hàng.

Ngoài ra còn có các phòng khác thực hiện các chức năng được phân công như: Phòng Hối đoái Sở giao dịch, Phòng dịch vụ tài khoản khách hàng, Phòng Hành chính - tổng hợp…

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn :2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn : 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn :

Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, VCB chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng

công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.

Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy động vốn của VCB không chỉ hướng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà còn không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thể nhân.

Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn của VCB giai đoạn 2008 - 2010

Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 % Năm 2009 % Năm 2010 % 1.Tiền gửi , vay các TCTD 21.354 11,78 38.836 18,64 59.536 22,23 2.Phát hành GTCG 2.922 1,61 386 0,19 3.564 1,33 3.Tiền gửi của KH 157.067 86,61 169.072 81,17 204.756 76,44 - Theo tiền tệ

Nội tệ 85.621 47,21 104.853 50,34 140.541 52,47

Ngoại tệ 71.446 39,4 64.218 30,83 64.215 23,97

- Theo loại hình TG

Tiền gửi không kỳ hạn 52.456 28,93 47.256 22,69 48.694 18,18

Tiền gửi có kỳ hạn 101.118 55,76 117.061 56,2 151.133 56,42

Tiền gửi vốn chuyên dùng 2.465 1,36 3.153 1,51 3.579 1,34

Tiền gửi ký quỹ 1.028 0,57 1.602 0,77 1.351 0,5

- Theo đối tượng KH

Các tổ chức kinh tế 99.146 54,67 90.217 43,31 104.590 39,05

Cá nhân 57.242 31,57 76.965 36,95 98.880 36,92

Các đối tượng khác 678 0,37 1.890 0,91 1.286 0,48

Tổng nguồn vốn huy động 181.343 208.293 267.856

( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008,2009,2010 của VCB )

Do tình hình thị trường tài chính biến động nên cơ cấu huy động vốn của VCB giữa các năm cũng có sự thay đổi, tuy nhiên không đáng kể. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn, luôn duy trì ở mức 39,05% đến 54,67%

Huy động nguồn vốn bằng đồng ngoại tệ là một trong những thế mạnh nổi bật của VCB. Tính tới cuối năm 2007, huy động vốn ngoại tệ của VCB luôn chiếm tỷ trọng trong khoảng từ 30%-35% tổng huy động vốn ngoại tệ của toàn ngành ngân hàng. Tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động từ ngoại tệ đã giảm dần từ năm 2008 đến 2010, cụ thể là 39,4% ( năm 2008 ) xuống 30,83% ( năm 2009 ) và 23,97% vào năm 2010.

Năm 2008 : để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động vốn của Vietcombank năm 2008 vẫn tăng trưởng ở mức 9,9%. Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 10,5%, trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 15,44%, cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 2007 (8,09%).

Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn củaVCB đã đảm bảo đủ nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN. Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 6 tháng đầu năm 2008, VCB không chỉ duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trường mà còn giữ vai trò chủ lực hỗ trợ vốn kịp thời cho các ngân hàng khác, nhờ đó đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho chính VCB.

Năm 2009: trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, ngay từ đầu năm Ban Lãnh đạo VCB đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 42)

w