Cơ chế ổn định tỷ giá Sáng kiến Chiang Ma

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hình thành những điều kiện cơ bản cho một đồng Tiền chung ASEAN và các vấn đề của Việt nam .doc (Trang 35 - 36)

Chơng I: Chơng II: Khả năng, lợi ích và lộ trình tiến tới đồng tiền chung ASEAN

1.3.1 Cơ chế ổn định tỷ giá Sáng kiến Chiang Ma

Từ trớc khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 1997, Đông Nam á đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề hợp tác tiền tệ và điều phối chính sách khu vực nh việc ký kết các thỏa thuận hoán đổi và thỏa thuận mua lại. Tuy nhiên không có bớc tiến nào trong số đó trù tính cho khủng hoảng tiền tệ năm 1997 và 1998.

Trong Bản Tờng trình chung về Hợp tác Đông á đợc đa ra tại Hội nghị thợng đỉnh “ASEAN+3” (10 nớc thành viên ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) vào tháng 11 năm 1999, các nớc tham dự đã đồng ý “tăng cờng đàm thoại chính sách, điều phối và hợp tác trong các vấn đề tài chính, tiền tệ và tài khóa vì lợi ích chung”. Dựa trên nền tảng này, các Bộ trởng Tài chính khu vực đã đa ra “Sáng kiến Chiang Mai” (Chiang Mai Initiative) vào tháng 5/2000, với mục đích xây dựng mạng lới hợp tác tài chính đa phơng phù hợp với sự độc lập kinh tế ngày càng tăng của các nớc châu á và để đối phó với nguy cơ gia tăng các cú sốc tài chính có thể lây lan trong khu vực. Sáng kiến này nhằm mục đích sử dụng khuôn khổ ASEAN+3 để cải thiện việc trao đổi thông tin về các luồng vốn và vạch ra các bớc tiến hớng đến thiết lập một hệ thống kiểm soát kinh tế và tài chính khu vực. Trọng tâm của Sáng kiến Chiang Mai là thỏa thuận hỗ trợ tài chính giữa 13 nớc, mục đích là tăng cờng cơ chế hỗ trợ trong khu vực để đối phó với khủng hoảng tiền tệ. Thỏa thuận này đợc xây dựng dựa trên Thoả thuận Swap ASEAN trớc đây (ASA), nhằm bổ sung cho cơ chế hợp tác tài chính quốc tế hiện nay và góp phần ổn định tỷ giá trong khu vực.

Thỏa thuận ASA trớc đây đợc lập năm 1977 chỉ gồm 5 nớc (Indonesia, Malaysia, Philíppin, Singapore và Thái Lan). Tổng giá trị cam kết theo thỏa thuận là 200 triệu đôla – một con số không thấm vào đâu nếu so với tổng thất thoát dự trữ ngoại hối 17 tỉ đôla của 5 nớc từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1997.

Thỏa thuận ASA mới theo Sáng kiến Chiang Mai có thêm Brunei và cho phép 4 nớc ASEAN còn lại (gồm Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam) gia nhập dần dần. Yếu tố quan trọng nhất đó là nó bao gồm các thỏa thuận hoán đổi và thỏa thuận mua lại (repurchase) song phơng giữa các nớc ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tổng giá trị theo thỏa thuận ASA mới là 1 tỉ đôla. Tuy nhiên các cam kết của 3 nớc ngoài ASEAN đối với các thỏa thuận hoán đổi song phơng có thể lớn hơn nhiều. Điều này tùy thuộc vào mức độ dự trữ ngoại hối của các nớc và giá trị của các hiệp định đầu tiên giữa Nhật Bản với Hàn Quốc (5 tỉ đôla) và giữa Nhật với Malaysia (2,5 tỉ đôla) theo Sáng kiến Miyazawa mới. Điều kiện sử dụng những công cụ này và một số vấn đề kỹ thuật còn cần đợc nhất trí thông qua thơng lợng giữa các nớc có liên quan. Nhng về nguyên tắc, hỗ trợ dới hình thức thỏa thuận hoán đổi song phơng sẽ gắn với hỗ trợ của IMF và bổ sung cho các phơng tiện hỗ trợ tài chính quốc tế hiện có.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hình thành những điều kiện cơ bản cho một đồng Tiền chung ASEAN và các vấn đề của Việt nam .doc (Trang 35 - 36)