Rệp sáp giả Pseudococcus citri Risso

Một phần của tài liệu khóa luận Điều tra hiện trạng canh tác và diễn biến của một số loài sâu hại chính trên cây tiêu tại huyện Buôn Đôn – tỉnh Đăk Lăk (Trang 28 - 30)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2.1.Rệp sáp giả Pseudococcus citri Risso

Bộ: Homoptera Họ: Pseudococcidae

Đặc điểm hình thái

Trứng rệp có hình bầu dục thon dài, màu vàng nhạt, chiều dài từ 0,12 – 0,175mm, trung bình là 0,151mm, chiều rộng từ 0,075 – 0,12mm, trung bình là 0,092 mm (Nguyễn Thị Chắt, 2008).

Sau khi trứng nở, rệp tuổi 1 cũng có màu vàng nhạt, di chuyển nhanh. Kích thước rệp tuổi 1 từ 0,2 – 0,25mm chiều dài và 0,1 -0,13mm chiều rộng. Rệp tuổi 2 lớn hơn rệp tuổi 1 một chút, màu vàng nhạt ngả dần sang màu trắng do giữa tuổi 2 rệp bắt đầu có lớp sáp trắng mỏng bao phủ cơ thể. Sang tuổi 3 của rệp cái, rệp di chuyển ít hơn, hình dạng đã khá giống với con trưởng thành, lớp sáp trắng bao phủ cơ thể dày lên. Chiều dài của rệp cái tuổi 3 từ 0,6 – 1mm, chiều rộng từ 0,3 – 0,5mm. Sau khi lột xác hóa trưởng thành con cái gần như không di chuyển nếu không bị tác động trực tiếp vào cơ thể (Nguyễn Thị Chắt, 2008).

Rệp cái trưởng thành hình bầu dục, không cánh, dài 1,1- 1,5mm, ngang 0,6 – 0,85 mm, màu hồng, thân có phủ lớp sáp trắng, quanh thân có các tia sáp dài trắng xốp (hình 4.1). Rệp trưởng thành hầu như không di động, di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhờ kiến sống cộng sinh. Rệp đẻ hàng trăm trứng và nở con dưới bụng (Nguyễn Thị Chắt, 2008).

Rệp đực trưởng thành dài khoảng 0,4 – 0,7mm, rộng chỉ từ 0,15 - 0,2mm màu xám nhạt, có một đôi cánh mỏng (Nguyễn Thị Chắt, 2008).

Triệu chứng gây hại

Xuất hiện nhiều trong mùa nắng là loài sâu hại nguy hiểm nhất đối với cây tiêu.

Rệp thường sống tập trung, gây hại ở gié bông, ngọn non, cuống lá, mặt dưới lá. Rệp chích hút nhựa cây, nếu mật số cao, cây tiêu sinh trưởng kém, cằn cỗi, khô héo, chùm quả héo và rụng non. Chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển, bám đen cả

Hình 4.1. Rệp sáp giả

Pseudococcus citri Risso

(Nguồn: Trần Thị Thơm,2014).

thân lá và vỏ trái, làm giảm quang hợp và giảm giá trị sản phẩm (Nguyễn Thị Chắt, 2008)

Ngoài ra, kiến đen tha rệp đi chui xuống đất bám vào hút dịch ở gốc thân, cổ rễ, mật số rệp tăng dần lên theo thời gian. Khi rệp phá hại lâu ngày ở rễ, chúng cộng sinh với loài nấm Bornetina ở trong đất, sợi nấm kết thành lớp dày tạo thành những khối u lớn có bề mặt xù xì màu trắng xám gọi là măng xông bao quanh các đoạn rễ, bên trong có rất nhiều rệp đủ các lứa tuổi đang bám chặt vào mặt rễ đã bong tróc hết vỏ để chích hút. Rễ bị hại nặng, cây tiêu rất cằn cỗi, lá vàng, ra hoa kết trái rất kém rồi héo dần và chết do bộ rễ bị phá hủy do không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây (Nguyễn Văn Liêm, 2005).

Một phần của tài liệu khóa luận Điều tra hiện trạng canh tác và diễn biến của một số loài sâu hại chính trên cây tiêu tại huyện Buôn Đôn – tỉnh Đăk Lăk (Trang 28 - 30)