PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây tiêu tại huyện Buôn Đôn 1 Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây tiêu
4.2.1. Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây tiêu
Tiêu là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao của huyện Buôn Đôn, diện tích trồng tiêu tập trung thành những vườn lớn. Tiêu được trồng tập trung với diện tích tạo nguồn thức ăn phong phú, nơi sinh sống và sinh sản thuận lợi cho các loài sâu hại gây tổn thất nghiêm trọng cho người trồng.
Với kết quả điều tra ngoài thực địa, triệu chứng gây hại ngoài đồng kết hợp với quan sát dưới kính lúp soi nổi. Dựa vào các khóa định loại đã xác định được thành phần sâu hại trên tiêu tại 3 xã Ea Wer, Tân Hòa, Ea Bar. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.
Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ: Họ Bộ phận bị hại Mức độ phổ biến Ea Wer Tân Hòa Ea Bar
Rệp sáp giả vằn Ferrisia virgata Homoptera:Pseudococcidae Chồi, lá, thân, quả + + + Rệp sáp giả
Pseudococcus citri Risso
Homoptera:Pseudococcidae Chồi, lá, ngọn non, gié bông, ++ ++ ++ Rệp vảy mềm đen
Parasaissetia nigra (Nietner)
Homoptera: Coccidae
Lá non, gié
bông + + ++
Rầy xanh Empoasca sp
Homoptera: Cicadellidae Ngọn, chồi, cuống, lá non + - + Rệp muội đen Toxoptera aurantii Homoptera: Aphididae Chồi và lá non - - + Rệp vảy mềm hình nón
Cerooplastes rusci Lin
Homoptera: Coccidae Thân + +++ +
Bọ xít lưới
Elasmognathus nepalensis
Hemiptera: Tingidae
Bông, lá
non, quả non + + +
Sâu róm ăn lá, quả
Euproctis spp.
Lepidoptera: Lymantridae Lá, quả - - +
Bọ cánh cứng Anomala sp. Coleoptera: Scarabaeidae Rễ, lá, quả non - - + Ghi chú:
- : Xuất hiện rất ít, tần số bắt gặp <5% số trụ theo dõi+ : Xuất hiện ít, tần số bắt gặp 5 – 10% số trụ theo dõi + : Xuất hiện ít, tần số bắt gặp 5 – 10% số trụ theo dõi
++ : Xuất hiện thường xuyên, tần số bắt gặp 11 – 35% số trụ theo dõi+++: Xuất hiện nhiều, tần số bắt gặp 36 – 50% số trụ theo dõi +++: Xuất hiện nhiều, tần số bắt gặp 36 – 50% số trụ theo dõi
++++: Xuất hiện rất nhiều, tần số bắt gặp >50% số trụ theo dõi
Qua thời gian điều tra, kết hợp với các tài liệu phân loại côn trùng đã ghi nhận thành phần sâu hại trên cây tiêu tại 3 xã Ea Wer, Tân Hòa và Ea Bar của huyện Buôn Đôn đã thu được 9 loài sâu hại thuộc 4 bộ khác nhau, trong đó:
+ Bộ cánh đều Homoptera gồm 6 loài (rệp sáp giả vằn, rệp sáp giả, rệp vảy mềm đen, rầy xanh, rệp muội đen, rệp vảy mềm hình nón).
+ Bộ cánh phấn Lepidoptera có 1 loài (sâu róm ăn lá, quả). + Bộ cánh cứng Coleoptera có 1 loài (bọ cánh cứng).
Các loài này xuất hiện và gây hại ở vườn tiêu với mức độ khác nhau. Chúng gây hại chủ yếu ở các bộ phận khí sinh.
Trong các loài nêu trên, rệp sáp giả (Pseudococcus citri Risso), rệp vảy mềm đen (Parasaissetia nigra Nietner) và rệp vảy mềm hình nón (Cerooplastes rusci
Lin) là đối tượng gây hại nặng và nguy hiểm nhất trên cây tiêu làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất.
Kết quả điều tra cho thấy: Rệp sáp giả xuất hiện phổ biến ở khu vực nghiên cứu. Rệp vảy mềm đen xuất hiện ở xã Ea Bar với mật độ cao hơn so với Ea Wer và Tân Hòa. Trong khi đó, rệp vảy mềm hình nón lại xuất hiện nhiều nhất ở địa bàn xã Tân Hòa. Chúng gây hại nặng làm tiêu cằn cỗi, lá và quả biến vàng, héo, rụng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các loại rệp kể trên sẽ kéo theo sự phát triển của nấm muội đen bao phủ trên bề mặt lá, cản trở quá trình quang hợp. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của kiến, chúng bảo vệ rệp tránh sự tấn công của kẻ thù và tha rệp di chuyển từ nơi này đến nơi khác, đây chính là nguyên nhân phát tán rệp từ trụ này sang trụ khác.
Dựa vào mức độ phổ biến của các loại sâu hại (bảng 4.5) đã xác định được thành phần sâu hại chính trên cây tiêu tại 3 xã Ea Wer, Tân Hòa, Ea Bar thuộc huyện Buôn Đôn . Kết quả gồm 3 loài chính: rệp sáp giả (Pseudococcus citri
Risso), rệp vảy mềm đen (Parasaissetia nigra (Nietner)) và rệp vảy mềm hình nón (Cerooplastes rusci Lin).
4.2.2. Đặc điểm hình thái của một số loài gây hại chính và thiên địch trên cây tiêu ở 3 xã Ea Wer, Tân Hòa, Ea Bar huyện Buôn Đôn.