PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu khóa luận Điều tra hiện trạng canh tác và diễn biến của một số loài sâu hại chính trên cây tiêu tại huyện Buôn Đôn – tỉnh Đăk Lăk (Trang 45 - 47)

5.1. Kết luận

1. Trong năm 2013, diện tích tiêu được trồng rải rác khắp huyện Buôn Đôn, tập trung nhiều nhất ở 3 xã Ea Wer, Tân Hòa và Ea Bar. Giống tiêu được trồng chủ yếu là giống Vĩnh Linh, cho năng suất trung bình khoảng 3 – 4 tấn/ha. Đa số được trồng với khoảng cách 2 x 2m, tiêu được trồng trên trụ chết và chủ yếu là các vườn tiêu trồng thuần. Tình hình sâu, bệnh hại trên tiêu diễn ra rất phổ biến, có các loài sâu hại: rệp sáp, bọ xít lưới,mối. Bệnh hại chủ yếu: vàng lá chết nhanh, vàng lá chết chậm, thán thư, tảo đỏ. Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng: Bonus 40 EC, Actara 25 WG, Anboom 40 EC, G8 rầy, Furadan 3 H, Diaphos 10 H. Và một số loại thuốc trừ bệnh như: Aliette 80 WP, Ridomil MZ 72 WP, Carbenzim 500 FL, Tilt 250 EC, Viben C 50 BTN.

2. Kết quả điều tra thành phần sâu hại tiêu thời kì kinh doanh tại huyện Buôn Đôn gồm 9 loài sâu hại thuộc 4 bộ khác nhau, trong đó 6 loài thuộc bộ Homoptera, 1 loài thuộc bộ Hemiptera, 1 loài thuộc bộ Lepidoptera, 1 loài thuộc bộ Coleoptera. Các loài này đã ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng và phát triển của cây tiêu.

3. Diễn biến của một số loài sâu hại chính

Mật độ của rệp sáp giả, rệp vảy mềm đen và rệp vảy mềm hình nón cao nhất vào lần điều tra giữa tháng 3 (15/03/2014), giảm dần vào các lần điều tra tiếp theo và thấp nhất là vào cuối tháng 5 (24/05/2014).

Trong 3 vườn điều tra thì vườn tiêu ở xã Tân Hòa có mật độ rệp sáp giả và rệp vảy mềm hình nón cao hơn 2 vườn còn lại. Vườn ở Ea Wer có mật độ sâu hại thấp nhất. Vườn ở Ea Bar có mật độ rệp vảy mềm đen gây hại cao hơn 2 vườn còn lại, có mật độ rệp sáp giả và rệp vảy mềm hình nón ở mức trung bình cao hơn vườn ở Ea Wer nhưng thấp hơn Tân Hòa.

4. Đề xuất biện pháp phòng trừ đối với rệp sáp giả, rệp vảy mềm đen và rệp vảy mềm hình nón

Biện pháp canh tác: tỉa thân, tạo tán hợp lí cho cả cây tiêu và cây che bóng để tạo độ ẩm hạn chế rệp.

Biện pháp sinh học: bảo vệ các loài thiên địch có sẵn trong vườn tiêu.

Biện pháp hóa học: chỉ sử dụng khi mức gây hại của sâu hại vượt ngưỡng gây hại kinh tế.

5.2. Kiến nghị

Cần quy hoạch và đầu tư phát triển vùng trọng điểm sản xuất tiêu, mở rộng diện tích trồng tiêu bằng việc chuyển đổi một số cây trồng kém hiệu quả như diện tích cà phê, ca cao xấu. Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây tiêu bằng việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khâu giống cho nông dân sản xuất.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn với thời gian dài hơn về thành phần và diễn biến của các loài sâu hại trên tiêu nhằm nâng cao hiệu quả để phát triển cây tieeutheo hướng bền vững.

Tiếp tục theo dõi quy luật phát sinh, phát triển, gây hại của các loại sâu hại chính trên cây tiêu để từ đó có cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ hợp lý và có hiệu quả cao.

Khuyến khích người nông dân áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM vào sản xuất, đặc biệt khuyến cáo họ sử dụng thuốc hóa học theo phương pháp 4 đúng, nhằm đạt hiệu quả phòng trừ cao; đồng thời bảo vệ các loài thiên địch và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Một phần của tài liệu khóa luận Điều tra hiện trạng canh tác và diễn biến của một số loài sâu hại chính trên cây tiêu tại huyện Buôn Đôn – tỉnh Đăk Lăk (Trang 45 - 47)