5. Sâu róm ăn lá, quả Euproctis spp 6 Rầy xanh Empoasca sp.
4.3.3. Diễn biến mật số của rệp vảy mềm hình nón Cerooplastes rusci Lin
Tiến hành điều tra mật độ gây hại của rệp vảy mềm hình nón tại 3 vườn tiêu tại 3 xã của huyện Buôn Đôn từ tháng 03/2014 đến tháng 05/2014 và kết quả được trình bày qua bảng 4.8.
Bảng 4.8. Diễn biến mật độ gây hại của rệp vảy mềm hình nón qua các đợt điều tra năm 2014
Ngày điều tra Mật độ (con/trụ)
Ea Wer Tân Hòa Ea Bar
15/03/2014 8,92 22,69 14,7 22/03/2014 8,24 21,42 12 29/03/2014 7,83 19,2 11,3 05/04/2014 7,04 18 10,31 12/04/2014 5,26 17,45 8,18 19/04/2014 4,39 14,27 6,12 26/04/2014 4,02 14,7 4,45 03/05/2014 2,04 11,3 4,25 10/05/2014 0 9,24 0 17/05/2014 0 7,62 0 24/05/2014 0 7,54 0 Trung bình 4,34 14,86 6,48
Từ kết quả điều tra thu được ở bảng 4.8, sự xuất hiện của rệp vảy mềm hình nón biến động qua từng thời điểm và khác nhau giữa các vườn điều tra. Sự xuất hiện của chúng trong vườn tiêu phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết đặc biệt là lượng mưa. Vì khi mưa thân cây bị ướt gây khó khăn cho việc bám hút ở thân cây của chúng. Qua điều tra cho thấy, mật độ rệp vảy mềm hình nón cao vào tháng 3, 4 còn tháng 5 hầu như không xuất hiện ở hai vườn Ea Wer và Ea Bar hoặc xuất hiện với
mật số rất thấp. Những ngày có điều kiện thời tiết tốt, chúng xuất hiện với mật độ cao vào thời điểm ngày 15/03/2014.
Qua 3 vườn điều tra, thì mật độ rệp vảy mềm hình nón ở vườn xã Tân Hòa là cao nhất, trung bình 14,86 con/trụ, đỉnh cao là 22,69 con/trụ (15/03/14). Vườn có mật độ rệp thấp nhất là Ea Wer, trung bình 4,34 con/trụ, đỉnh cao là 8,92 con/trụ (15/03/14). Ở Ea Bar mật độ rệp thấp, trung bình 14,86 con/trụ, đỉnh cao là 22,69 con/trụ (15/03/14). Diễn biến mật độ rệp vảy mềm hình được thể hiện cụ thể qua biểu đồ 4.3.
Biểu đồ 4.3. Diễn biến mật độ rệp vảy mềm hình nón
Qua biểu đồ 4.3, rệp vảy mềm hình nón xuất hiện nhiều ở đợt đầu điều tra 15/03/14 và đến cuối đợt điều tra 24/05/14 thì mật độ xuất hiện của chúng rất ít có khi không xuất hiện. Nguyên nhân khiến cho mật độ rệp cao trong thời điểm tháng 3 có thể là do điều kiện thời tiết tốt: vườn cây khô ráo, trời nắng và nguồn thức ăn phong phú. Cuối đợt điều tra, mật độ rệp vảy mềm hình nón có xu hướng giảm do điều kiện thời tiết không thuận lợi cho rệp phát sinh, phát triển: trời mưa, ẩm độ cao, gió mạnh khiến cho nhiều trụ tiêu bị ngập úng dẫn đến làm giảm sút nguồn thức ăn của rệp.
Qua 3 vườn điều tra, mật độ rệp vảy mềm hình nón ở Tân Hòa cao hơn 2 vườn còn lại. Do vườn ít bị ảnh hưởng của gió và có hệ thống tưới tiêu hợp lí nên tỉ lệ cây bị chết trong mùa mưa ít nên có nguồn thức ăn phong phú cho rệp. Đồng thời, do ít được sự quan tâm của chủ vườn trong công tác phòng trừ rệp tạo điều kiện cho mật số rệp tăng cao. Sự gây hại của rệp vảy mềm hình nón ở vườn Ea Wer và Ea Bar thấp và không khác nhau nhiều.