5. Sâu róm ăn lá, quả Euproctis spp 6 Rầy xanh Empoasca sp.
4.3.1. Diễn biến mật số của Rệp sáp giả Pseudococcus citri Risso
Rệp sáp là loài côn trùng gây hại quanh năm trên các vườn tiêu kinh doanh. Chúng xuất hiện liên tục qua các đợt điều tra. Diễn biến mật độ được thể hiện rõ hơn qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Diễn biến mật độ rệp sáp giả qua các đợt điều tra năm 2014
Ngày điều tra Mật độ (con/trụ)
Ea Wer Tân Hòa Ea Bar
15/03/2014 24,41 35,72 24,14 22/03/2014 24,08 36,03 2,56 29/03/2014 20,35 32,81 23,42 05/04/2014 20,24 31,15 22,31 12/04/2014 16,44 30,47 22,26 19/04/2014 16,35 28,63 21,15 26/04/2014 14,78 20,45 20,09 03/05/2014 13,12 18,75 18,33 10/05/2014 12,07 13,68 16,23 17/05/2014 10,09 13,28 14,62 24/05/2014 8,63 12,54 13,44 Trung bình 16,41 24,86 19,96
Qua bảng 4.6, nhận thấy mật độ rệp sáp giảm dần theo thời gian điều tra và có sự khác nhau giữa các vườn.
Mật độ giảm dần từ tháng 3 đến cuối tháng 5. Trong ba vườn điều tra, mật độ rệp sáp giả ở vườn Tân Hòa cao nhất, trung bình đạt 24,86 con/trụ thời điểm cao
nhất là 36,03 con/trụ (22/03/2014), thấp nhất 12,54 con/trụ (24/05/2014). Vườn ở xã Ea Wer thấp nhất, trung bình đạt 16,41 con/trụ thời điểm cao nhất 24,41 con/trụ (15/03/2014), thấp nhất 8,63 con/trụ (24/05/2014). Vườn ở xã Ea Bar có mật độ rệp sáp giả ở mức trung bình 19,96 con/trụ, thời điểm cao nhất là 24,14 con/trụ (15/03/2014), thấp nhất là 13,44 con/trụ (24/05/2014). Diễn biến mật độ được thể hiện rõ ở biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.1. Diễn biến mật độ của rệp sáp giả qua các đợt điều tra
Qua biểu đồ 4.1 ta thấy mật độ rệp sáp giả cao nhất ở đợt đầu điều tra (15/03/2014) và giảm dần vào các lần điều tra tiếp theo. Tháng 5 chúng xuất hiện với mật đó ít hẳn và thấp nhất là vào cuối đợt điều tra (24/05/2014). Nguyên nhân của việc giảm mật độ rệp sáp giả trong vườn tiêu qua thời gian điều tra có thể là do điều kiện thời tiết lúc này trời có mưa xen lẫn nắng gắt, nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Qua tháng 4, 5 là cây tiêu đã bước vào giai đoạn kết thúc thu hoạch nên nguồn thức ăn không phong phú. Do đó, môi trường sinh sống của rệp sáp giả không còn thuận lợi nên mật độ của chúng giảm dần.
Trong 3 vườn điều tra, mật độ rệp sáp giả ở Tân Hòa là cao nhất, đỉnh cao là 36.03 con/trụ, kế đến là Ea Wer với 24,41 con/trụ và thấp nhất là ở Ea Bar với mật số là 24.14 con/trụ. Và hầu như mật độ rệp ở Tân Hòa luôn cao hơn 2 xã còn lại qua các đợt điều tra. Nguyên nhân là do vườn ở Tân Hòa mức độ che bóng quá thấp, ẩm độ thấp và ít được quan tâm chăm sóc của chủ vườn. Vườn ở Ea Wer, ẩm độ thấp nhưng được sự chăm sóc kĩ càng, vườn tiêu được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng
hơn 2 vườn kia. Vườn Ea Bar, có hàng cây che bóng, ẩm độ tương đối cao nhưng thiếu sự quan tâm của chủ nhà nên mật độ rệp sáp cao hơn vườn ở Ea Wer.
Nhìn chung, mật độ rệp sáp giả cao trong các tháng 3, 4 thời gian mưa ít, ẩm độ thấp, sang tháng 5 mưa nhiều, độ ẩm cao, thì mật độ giảm. Vườn ít được chăm sóc thì mật độ của chúng cũng cao hơn vườn được chăm sóc tốt.