Diễn biến mật số của rệp vảy mềm đen Parasaissetia nigra (Nietner)

Một phần của tài liệu khóa luận Điều tra hiện trạng canh tác và diễn biến của một số loài sâu hại chính trên cây tiêu tại huyện Buôn Đôn – tỉnh Đăk Lăk (Trang 37 - 39)

5. Sâu róm ăn lá, quả Euproctis spp 6 Rầy xanh Empoasca sp.

4.3.2. Diễn biến mật số của rệp vảy mềm đen Parasaissetia nigra (Nietner)

Rệp vảy mềm đen là loài sâu hại có quy luật phát sinh, phát triển chịu sự chi phối rất lớn bởi các yếu tố thời tiết như mưa, ẩm độ, nhiệt độ, gió và kĩ thuật canh tác. Qua điều tra, tại 3 vườn ghi nhận được diễn biến mật độ rệp vảy mềm đen như sau

Bảng 4.7. Diễn biến mật độ rệp vảy mềm đen qua các đợt điều tra năm 2014

Ngày điều tra Mật độ (con/trụ)

Ea Wer Tân Hòa Ea Bar

15/03/2014 8,92 18,91 19,73 22/03/2014 5,42 16,83 14,02 29/03/2014 13,26 14,55 13,83 05/04/2014 11,05 13,29 12,47 12/04/2014 10,29 10,45 10,09 19/04/2014 8,72 10,27 9,63 26/04/2014 7,46 7,12 7,91 03/05/2014 5,31 6,66 6,82 10/05/2014 2,16 4,32 6,41 17/05/2014 0 4,1 5,53 24/05/2014 0 0 4,59 Trung bình 6,60 9,68 10,09

Qua bảng 4.7, rệp vảy mềm đen xuất hiện liên tục trong vườn tiêu. Cuối mùa khô (tháng 3) rệp vảy mềm đen có mật độ cao nhất trong đợt điều tra, qua tháng 4, 5 rệp vảy mềm đen xuất hiện với mật độ rất thấp hoặc có khi không xuất hiện. Qua 3

vườn điều tra, ở xã Ea Bar có mật độ rệp vảy mềm đen cao nhất trung bình 10,09 con/trụ, cao điểm là 19,73 con/trụ (15/03/2014), thấp nhất là 4,59 con/trụ (24/05/2014). Vườn ở xã Ea Wer mật độ rệp vảy mềm đen thấp nhất trung bình 6,60 con/trụ, cao điểm đạt 13,26 con/trụ (29/03/2014).

Diễn biến mật độ rệp vảy mềm đen được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 4.2

Biểu đồ 4.2 Diễn biến mật độ của rệp vảy mềm đen gây hại trên cây tiêu

Qua biểu đồ 4.2 ta thấy rệp vảy mềm đen xuất hiện liên tục trong vườn tiêu từ thời điểm bắt đầu điều tra (15/03/2014) đến giữa tháng 5 (10/05/2014) bắt đầu giảm nhẹ và đến cuối tháng 5 thì mật độ giảm mạnh có khi không xuất hiện trong vườn.

Cụ thể thời điểm điều tra đầu tiên mật độ rệp vảy mềm đen ở mức cao sau đó giảm dần qua các ngày điều tra tiếp theo nhưng chuyển qua đợt điều tra từ 17/05 đến 24/05 mật độ rệp vảy mềm rất thấp hoặc bằng 0. Đối với vườn ở Ea Wer thì mật độ rệp vảy mềm đạt đỉnh cao vào thời điểm 29/03 nhưng vườn Tân Hòa và Ea Bar đạt cao nhất vào thời điểm 15/03. Thời gian nay trời nắng gắt, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp là điều kiện thời tiết phù hợp cho rệp vảy mềm đen phát sinh, phát triển. Thời gian này chúng tập trung gây hại trên ngọn và lá. Sau đó mật độ rệp vảy mềm đen giảm nhanh qua các đợt điều tra; khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, gió mạnh kéo dài; đồng thời cũng là thời điểm sau khi thu hoạch nông dân tiến hành xử lí rụng lá làm cho rệp vảy mềm đen mất nguồn thức ăn, mật độ giảm nhanh.

Qua 3 vườn điều tra, mật độ rệp vảy mềm đen của vườn ở Ea Bar cao hơn so vớì 2 vườn còn lại do vườn tiêu được trồng với mật độ trồng dày (2 x 2m) nên khi có gió lớn hoặc mưa, lá tiêu rụng hạn chế hơn, mặt khác thiếu sự quan tâm của chủ

vườn nên tạo điều kiện cho rệp vảy mềm đen phát sinh mạnh hơn. Vườn ở xã Ea Wer và Tân Hòa có mật độ rệp vảy mềm đen chênh lệch nhau không đáng kể và thấp hơn so với vườn Ea Bar.

Một phần của tài liệu khóa luận Điều tra hiện trạng canh tác và diễn biến của một số loài sâu hại chính trên cây tiêu tại huyện Buôn Đôn – tỉnh Đăk Lăk (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w