Xuất một số biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu khóa luận Điều tra hiện trạng canh tác và diễn biến của một số loài sâu hại chính trên cây tiêu tại huyện Buôn Đôn – tỉnh Đăk Lăk (Trang 41 - 45)

5. Sâu róm ăn lá, quả Euproctis spp 6 Rầy xanh Empoasca sp.

4.4.2. xuất một số biện pháp phòng trừ

Thông qua kết quả điều tra các loài sâu hại chính trên cây tiêu tại huyện Buôn Đôn, đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại dựa trên nguyên lý IPM như sau

 Biện pháp sử dụng giống chống bệnh và sạch bệnh

Chọn giống: Nên chọn các giống có năng suất cao, có khả năng kháng bệnh cao và chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Giống phải mua tại cơ sở sản xuất giống có chất lượng và uy tín.

 Biện pháp canh tác - Chuẩn bị đất trồng

 Trong đất luôn tồn tại và tích lũy một lượng lớn nguồn sâu, bệnh hại, làm đất tốt có tác dụng tiêu diệt nguồn bệnh ngay từ đầu, phá tan các ổ dịch đặc biệt là rệp sáp hại rễ. Ngay từ đầu mùa mưa nên tiến hành vệ sinh vườn tiêu, bón vôi, khử trùng đất,… Chú ý bón thêm phân hữu cơ để tăng hàm lượng mùn trong đất, bổ sung dinh dưỡng cho cây giúp cây sinh trưởng tốt.

 Đất trước khi trồng cây phải được làm kĩ: Sau khi giải phóng mặt bằng đất cần được cày kỹ, rà rể cẩn thận và gom nhặt tất cả các thân rễ thân ra bờ lô để đốt. Đất được bừa lại 1 – 2 lần. Tránh san ủi làm mất lớp đất mặt.

- Chăm sóc

 Cắt tỉa những thân sâu bệnh, thân già, thân không có khả năng cho quả đem tiêu hủy để tiêu diệt nguồn sâu bệnh, làm tán cây thông thoáng. Cần phải làm sớm trước khi sâu hại xuất hiện.

 Thời vụ gieo trồng thích hợp: Thời gian khi chuyển cây con ra đồng tốt nhất vào giữa mùa mưa, khi mưa đã đều và cây con đã đạt tiêu chuẩn trồng.

 Bón phân cân đối NPK, bón thêm phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục cho đất tơi xốp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức chống chịu đối với các loài sâu bệnh hại. Nên bón các loại phân có nguồn gốc hữu cơ và các loại phân sinh học

 Mật độ trồng tại các hộ điều tra thường là 1333 trụ/ha (2 x 2m) vì vậy việc chỉnh tán phải được làm thường xuyên để đảm bảo độ thông thoáng cho vườn cây.

 Trồng cây che bóng, chắn gió, tạo độ ẩm cho vườn cây.

 Tưới tiêu hợp lý: Vào mùa khô nên tiến hành tưới thường xuyên, tưởi đủ nước. Có các cách tưới như tưới gốc hay tưới phun mưa. Thường tưới cách nhau từ 3- 4 ngày/lần trong mùa khô.

 Vệ sinh đồng ruộng: Dọn sạch tàn dư thực vật, lá cây mục xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của các loài sâu hại. Thu gom các kĩ chủ phụ, cỏ dại trong vườn đem ra khỏi lô.

 Biện pháp kiểm dịch thực vật

Thường xuyên kiểm tra vườn cây đểphát hiện kịp thời các ổ dịch, tiêu diệt các ổ dịch để phòng trừ phát tán.

Thường xuyên kiểm tra vườn (10 ngày/lần) để phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu hại (đặc biệt là cuối mùa mưa, đầu mùa khô).\

Biện pháp cơ giới - vật lý:

Biện pháp này muốn phát huy hiệu quả cần nắm được một cách cụ thể các đặc tính sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh, phát triển của các loài sâu hại.

Trực tiếp bắt các loài sâu hại, bọ cánh cứng, ngắt ổ trứng, dùng vợt bắt,… Một số loài sâu hại con trưởng thành có tính hướng sáng, có thể dùng bẫy đèn để thu hút, bắt và tiêu diệt.

 Biện pháp sinh học:

Là biện pháp sử dụng các loài ký sinh thiên địch, đối kháng hoặc những sản phẩm của chúng để khống chế, tiêu diệt các loài sâu hại.

Tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển như không sử dụng thuốc hóa học khi chưa cần thiết, sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, nồng độ,…

Các loài thiên địch (bọ rùa, nhện bắt mồi), các loài nấm kí sinh thả vào vườn cây để kìm hãm mật độ sâu hại dưới ngưỡng gây hại.

 Biện pháp hóa học:

Là biện pháp sử dụng các hợp chất hay hỗn hợp các chất có nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ để ngăn ngừa, tiêu diệt và sua đuổi sâu hại. Các hợp chất đó gọi là thuốc BVTV. Phương pháp này có thể tiêu diệt sâu hại với số lượng lớn trên diện rộng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, vì đây là các chất độc nên gây ảnh hưởng môi trường và đòi hỏi người phun thuốc phải hiểu rõ các nguyên tắc khi phun (đúng lúc, đúng cách, đúng nồng độ và liều lượng, đúng thuốc). Chỉ sử dụng khi sâu hại đã đến ngưỡng gây hại

Dựa vào đối tượng gây hại, giai đoạn sinh trưởng của cây, điều kiện ngoại cảnh mà ta sử dụng các loại thuốc vị độc, tiếp xúc, xông hơi, nội hấp hay thấm sâu cho phù hợp.

Chú ý tạo điều kiện cho thuận lợi cho thiên địch phát triển

Tiêu diệt kiến vì kiến làm phát tán rệp vảy mềm đen nói riêng và các loại rệp khác nói chung.

Đề xuất biện pháp phòng trừ cho từng đối tượng sâu hại cụ thể

Đối với rệp sáp giả, rệp vảy mềm hình nón

Kẻ thù tự nhiên của rệp sáp chủ yếu là các loài bọ rùa và nhóm ký sinh. Có 156 loài bọ rùa ăn rệp và những sinh vật nhỏ khác hại thực vật.

Nhóm ký sinh chủ yếu là các loài nấm, trong đó có nấm Empusa fresenii, nấm Metartrium… Ngoài ra, còn có các loài thiên địch khác của rệp như: bọ mắt vàng Chrysopa sp, mạch cánh nâu Newronema abbostigama, ong ký sinh

Leptomastix sp., ruồi ăn rệp Ischiodin scotellais,…

Lúc tưới dùng vòi phun thật mạnh vào chỗ có nhiều rệp đeo bám, có tác dụng rủa trôi bớt rệp, đồng thời tạo độ ẩm trên cây làm giảm mật độ rệp.

Nếu thấy có rệp dù ở mật độ thấp cũng phải diệt trừ ngay vì rệp sáp giả sinh sản rất nhanh

Cần phun thuốc kỹ để thuốc bám, thấm qua lớp sáp, phải phun thuốc 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày để diệt tiếp lứa rệp non mới nở từ trứng được che ở dưới bụng rệp mẹ.

Có thể dùng nước xà bông pha 15 – 20 ml/bình 8l, phu ướt đều nơi rệp đeo bám, ngày hôm sau phun thuốc.

Thuốc hóa học: Phun các loại thuốc như Bassan, Buprofenzin, oncol,… Cần luân phiên sử dụng các loại thuốc khác nhau để hạn chế sự bộc phát tính kháng thuốc.

Đối với rệp vảy mềm đen

Kẻ thù tự nhiên chủ yếu của rệp vảy mềm đen là nhện ăn thịt, ong ký sinh, ruồi ăn rệp, bọ rùa,…

Chú ý tạo điều kiện cho thuận lợi cho thiên địch phát triển

Tiêu diệt kiến vì kiến làm phát tán rệp vảy mềm đen nói riêng và các loại rệp khác nói chung.

Một phần của tài liệu khóa luận Điều tra hiện trạng canh tác và diễn biến của một số loài sâu hại chính trên cây tiêu tại huyện Buôn Đôn – tỉnh Đăk Lăk (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w