Tóm lại, chúng ta phải thường xuyên chú ý đến việc kiểm tra chất lượng nguồn nước mưa. Bằng một vài thiết bị nhỏ (một chiếc nhiệt kế, giấy thử pH, bộ đo nhanh chất lượng nước, máy đo độđục, các túi nhựa vinyl trong suốt), chúng ta cũng có thể tự mình tiến hành kiểm tra chất lượng nguồn nước. Các xét nghiệm kiểm tra kỹ lưỡng hơn có thể được thực hiện ở trung tâm y tế với một mức lệ phí nào đó.
Một thành viên trong nhóm chúng tôi, Tatsuo Hitomi, đã chế tạo được thiết bị có thể dễ dàng thu nước mưa để kiểm tra tính chất axít của nước mưa bằng cách sử dụng lại một chai nhựa đã qua sử dụng. Vật liệu chính là chai nhựa có dung tích khoảng 1,5 lít, một quả bóng nổi (có đường kính rộng hơn miệng chai một chút), một túi nhựa vinyl mỏng, dây buộc bằng cao su và một vài hòn đá cuội nhỏ. "Nước mưa đầu cơn" được thu một cách đơn giản bằng cách treo thiết bị này ngoài trời. Nước mưa được kiểm tra chất lượng bằng giấy thử pH và bộ đo thử nhanh.
Nước mưa có độ pH khoảng 5,8 - 8,6 là chấp nhận được (giá trị này càng thấp thì nước mưa càng có chứa nhiều axít); nhưng nước mưa ở một số vùng thuộc Tokyo có giá trị pH bằng 4, đây thường là pH của "nước mưa đầu cơn" và cùng với thời gian, khi không khí ngày càng sạch hơn thì giá trị pH của nước mưa sẽđạt tiêu chuẩn. Do đó, ta phải tách "nước mưa đầu cơn" để có thể sử dụng nguồn nước mưa. Thời gian lưu trữ càng ngắn thì mức cần thiết phải xử lý nhiều hơn. Các thành viên trong nhóm chúng tôi đã chế tạo ra vài công cụ dùng cho mục đích này, các công cụđều dựa trên một nguyên lý: khi bể nhỏ (nối liền với bể lớn) đã đầy lượng "nước mưa đợt đầu" thì dòng nước sẽ tràn chuyển sang bể chứa chính.