TỰ CUNG CẤPTUẦN HOÀ N HÀI HÒA
LƯU TRỮ NƯỚC MƯA TẠM THỜI THOÁT THẢI KHÔNG PHẢI LÀ GIẢI PHÁP DUY NHẤT
gọi là "vùng có độ cao không". Từ thảm họa này mà chính quyền Tokyo đã thực hiện các quy định nhằm kiểm soát tình trạng bơm hút nước ngầm.
LƯU TRỮ NƯỚC MƯA TẠM THỜI - THOÁT THẢI KHÔNG PHẢI LÀ GIẢI PHÁP DUY NHẤT NHẤT
Tuy vậy, các dòng suối ở Tokyo không được khôi phục hoàn toàn vì nước mưa không thể thấm xuống lòng đất dễ dàng. Hiện nay theo báo cáo thì lượng nước mưa thấm xuống lòng đất nhiều nhất là 300 mm một năm, bằng một nửa so với trước đây. Kết quả là lượng nước suối giảm xuống chỉ còn 30 - 100 mm/năm. Mặt khác lượng nước mưa hàng năm chảy ra sông, biển là 800 mm cao hơn 300 mm so với trước đây.
Các biện pháp thông thường nhằm khắc phục úng ngập trong thành phố dựa trên nguyên tắc: " Nếu nước mưa không thoát kịp qua cống thoát nước và qua sông thì sông phải được đào sâu và mở rộng thêm hoặc phải xây các bể ngầm lớn để chứa nước mưa tạm thờì". Chỉ sau khi mực nước của các con sông giảm xuống dưới mức cho phép, nước mưa từ bể chứa tạm thời sẽ được cho chảy ra sông. Tuy nhiên việc chứa nước mưa ở những nơi mưa xuống có lẽ là hợp lý hơn. Cũng như vậy, các công trình ngầm lớn sẽ chia cắt các mạch nước ngầm và cũng làm cạn kiệt nước ngầm giống như các cống thoát nước và các đường hầm.
Hàng năm chính quyền Tokyo đã chi hàng trăm tỷ yên để tu bổ các con sông, xây dựng bể chứa nước mưa ngầm, làm thêm cống thoát nước, thêm các trạm bơm thoát nước. Tuy nhiên tình trạng úng ngập trong nội thành dường như vẫn tiếp tục. Tại sao không dùng số tiền này cho việc xây dựng các bể chứa nước mưa và các thiết bị thấm nước mưa thay vì áp dụng các cách thức lạc hậu và gây mất cân bằng sinh thái như vậy.