TỰ CUNG CẤPTUẦN HOÀ N HÀI HÒA
NƯỚC DỰ TRỮ ĐƯỢC Ở NHÀ HÀNG XÓM CÓ THỂ GIẢM MỐI LO
Thành phố Akishima, Tokyo hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước ngầm được coi là nguồn nước chính của thành phố. Cùng với việc ngăn chặn lụt lội trong thành phố, sự thấm nước mưa vào lòng đất đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần gìn giữ nguồn nước ngầm quý giá.
Tháng 11/1983, núi lửa Oyama trên đảo Miyake phun trào và nhiều nhà cửa ở huyện Ako đã bị chôn vùi trong nham thạch. Hệ thống cấp nước trên đảo bị phá hủy nặng nề và phải ngừng cấp nước trong 1 tháng. Nếu 1 trận động đất lớn gây ra những tàn phá nặng nề như vậy đối với Tokyo thì tình hình sẽ rất lộn xộn. Tuy nhiên sự hoảng loạn đã không còn tồn tại trên đảo Miyake. Vì nước máy thành phố có chất lượng thấp với nhiều muối và chất khoáng, cư dân trên đảo đã tự lắp đặt bể chứa nước mưa và sử dụng nước mưa hứng từ mái nhà để làm nước uống và đun nấu. Khi bị cắt nước, các bể FRP được mang từđất liền tới để bổ sung cho nhu cầu nước uống, các bể chứa này được sử dụng lại làm bể chứa nước mưa sau khi hệ thống cấp nước hoạt động trở lại.
Năm 1923, 40.000 dân ở thành phố Sumida đã phải chịu thiệt hại bởi trận động đất khủng khiếp Kanto và hệ thống cấp nước cũng bị phá hủy nặng nề. Mặc dù nước được cung cấp từ vùng Marunouchi nhưng hệ thống này hoạt động không được tốt. Thành phố này có thể xoay xở vượt qua cơn khủng hoảng bằng cách xây dựng lại giếng nước như trước đây ở Ryogoku Kokugikan. Những ví dụ trên cho thấy rằng nước mưa có thể giúp ích cho người dân trong trường hợp khẩn cấp. Và đồng thời việc dự trữ nước mưa ở nhiều nơi có thể nâng cao độ an toàn trong thành phố.