MỘT CẨM NANG THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA

Một phần của tài liệu Nuoc mua - 100 cach su dung nuoc mua.pdf (Trang 145 - 146)

C Sân, nhà bãi đỗ xe Dùng trong nhà v câ yệ sinh, tướ

MỘT CẨM NANG THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA

"Tôi cn mt s thông tin v cách s dng nước mưa. Không biết bn có biết mt vài cun sách hướng dn nào không?"

"Tôi mun tn mt xem mt vài h thng s dng nước mưa. Tôi có thđi xem nhng loi h thng nào?"

"Tôi đang suy nghĩđể áp dng mt h thng s dng nước mưa vì tôi sp xây nhà mi, tôi nên bt đầu như thế nào?"

Những câu hỏi này thường xuyên được chuyển đến ban tổ chức Hội nghị quốc tế Tokyo về sử dụng nước mưa từ khắp nơi trên đất nước. Sự quan tâm của dư luận dường như tăng lên do người dân biết đến Hội nghị qua báo chí và truyền hình. Tuy nhiên, rủi thay chưa có cuốn sách hướng dẫn nào về tận dụng nước mưa được xuất bản và ban thư ký của Hội nghị không thể đáp ứng được nhu cầu thông tin của mọi người. Bối cảnh đó đã thúc đẩy chúng tôi biên soạn thông tin đểđưa vào cuốn sách này.

Nhiều thành viên của "Nhóm mưa rơi" đã tham gia vào thiết kế, nghiên cứu và phát triển nhiều hệ thống sử dụng nước mưa. Vì vậy, chúng tôi bắt tay vào viết và biên soạn cuốn sách này với hy vọng là kinh nghiệm của chúng tôi có thể phần nào giúp cho những người có mong muốn thúc đẩy việc sử dụng nước mưa.

Nguyên nhân chính của việc thiếu nước và lụt lội ở Tokyo là do sự thiếu nhận thức về "Nguồn cấp nước tại chỗ" và "Sự tuần hoàn hợp lý của nước trong khu vực". Hội nghị quốc tế về sử dụng nước mưa Tokyo nhằm mục tiêu phục hồi lại Tokyo bằng cách học hỏi từ các ứng dụng thành công sử dụng nước mưa ở nước ngoài và thông tin cho thế giới về các ví dụ của Tokyo như là một "bài học". Và ở nhiều thành phố thuộc các nước đang phát triển nhu cầu nước cũng đang tăng vọt do mật độ dân số tăng nhanh, dẫn đến việc bơm rút nước dưới đất quá mức gây sụt lún nghiêm trọng. Tình trạng lụt lội ởđô thị vào những lúc mưa to cũng xảy ra thường xuyên.

Dân số thế giới hiện tại là 5.000.000.000. Con số này có lẽ sẽ vượt 8.500.000.000 vào năm 2025, 60% của dân số sẽ sống ở các vùng đô thị. "Hạn hán và lụt lội ở các khu đô thị" chắc chắn sẽ trở thành những vấn đề nghiêm trọng hơn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Sử dụng nước mưa với khả năng giải quyết triệt để các vấn đề trên sẽ là một trong những nội dung của chương trình nghị sự không chỉ của riêng Tokyo mà của tất cả các thành phố trên thế giới.

Nên nghiên cứu kỹ hơn về lý thuyết sử dụng nước mưa để thúc đẩy việc sử dụng trên thực tế ở quy mô toàn cầu khi chúng ta đang tiến tới thế kỷ 21. Cần phải biến lý thuyết thành các ứng dụng thực tế và các kết quả áp dụng trên thực tiễn cũng cần phải được lý thuyết hóa. Cần phải có sự trao đổi thông tin về lý thuyết và thực tiễn sử dụng nước mưa giữa những người dân, các công chức nhà nước cả cấp quốc gia và cấp địa phương, các kỹ sư và các nhà khoa học.

Hội nghị Quốc tế về sử dụng nước mưa ở Tokyo đã được tổ chức từ ngày 1 đến mùng 6 tháng 8 năm 1994. Các công chức nhà nước cảở cấp địa phương, cấp quốc gia, các kỹ sư, các nhà khoa học, là những người đang thúc đẩy việc sử dụng nước mưa từ 16 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Âu và nhiều vùng khác nhau thuộc Nhật Bản đã về tham dự hội

nghị này. Hội nghị này là bước đầu tiên nhằm tiến tới thiết lập một mạng lưới trao đổi thông tin nhằm bảo vệ trái đất bằng cách sử dụng nước mưa.

Năm 1995, Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 về các hệ thống thu nước mưa dự kiến sẽ được tổ chức từ 19 đến 25 tháng 6 tại Bắc Kinh. Chúng tôi hy vọng rằng thành công của Hội nghị Quốc tếở Tokyo sẽ được chuyển giao tới hội nghịở Bắc Kinh. Chúng tôi cũng hy vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp cho việc thúc đẩy sử dụng nước mưa nhiều hơn và mở rộng mạng lưới liên vùng về sử dụng nước mưa ở cấp toàn cầu.

Cuối cùng, chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới chính quyền địa phương ở thành phố Sumida, Tokyo; tỉnh Okinawa, thành phố Koshigaya, tỉnh Saitama và thành phố Osnabruck (Đức) và các Viện Nghiên cứu thuộc Trung tâm Công nghệ Botswana (BTC), Dự án nước và vệ sinh vì sức khỏe của Mỹ và Đại học tổng hợp Hawaii, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên nước, và các tổ chức về xây dựng và các tổ chức phi chính phủ thuộc Hiệp hội Phát triển Cộng đồng và Dân số (PDA) của Thái Lan, Tổ chức PLAN International Kiambu của Kênia vì đã cung cấp các tài liệu quí giá. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Aiichiro Nagao, chủ tịch Tập đoàn Hokuto. Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Nichibei Kaiwa Gakuin vì đã tận tâm tận lực để dịch cuốn sách này sang tiếng Anh.

Tháng 3 năm 1995 NHÓM MƯA RƠI

Một phần của tài liệu Nuoc mua - 100 cach su dung nuoc mua.pdf (Trang 145 - 146)