HƯỚNG TỚI MỘT THÀNH PHỐTỰ ĐIỀU TIẾT NƯỚC MƯA

Một phần của tài liệu Nuoc mua - 100 cach su dung nuoc mua.pdf (Trang 142)

C Sân, nhà bãi đỗ xe Dùng trong nhà v câ yệ sinh, tướ

HƯỚNG TỚI MỘT THÀNH PHỐTỰ ĐIỀU TIẾT NƯỚC MƯA

SHIGESOU HAYAMA, Quản lý Công ty tư vấn kỹ thuật Tetens Quản lý Công ty tư vấn kỹ thuật Tetens 1. Sử dụng nước mưa ở xung quanh Cung hoàng gia:

Thành phố Edo (tên trước kia của thủđô Tokyo) với dân số hơn một triệu người và là một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới trong giai đoạn từ năm 1603 đến năm1867.

Trong giai đoạn này không có các cơ sở xử lý nước thải và làm sạch nước, nhưng nó được xem là thành phố sạch sẽ. Nước được cung cấp không phải từ những đập chứa cách đó 200 km mà từ dòng sông Rama, những con suối nhỏ hoặc giếng gần đó. Đó chính là nước mưa được thu lại. Bùn thải từ cống được sử dụng như là nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng và nước mưa thấm tự nhiên vào đất hoặc chảy vào các kênh lạch tự nhiên.

Con người sống trong giai đoạn này thân thiện với nước mưa hơn và thành phố Edo đã rất thành công trong việc kiểm soát việc cung cấp nước với những nguồn nước tựđiều tiết và duy trì sự quay vòng nước trong vùng một cách hợp lý. Liệu mô hình này có thể được áp dụng ở Tokyo ngày nay với diện tích lớn gấp khoảng mười lần so với thời kỳ Edo không? Nếu xem xét khía cạnh sử dụng nguồn nước mưa cho mục đích không phải là nước sinh hoạt, trong các trường hợp khẩn cấp, phòng ngừa lụt lội tại thành phố, tôi nghĩ nên khuyến khích sử dụng những nguồn nước tựđiều tiết này. Một hệ thống cung cấp nước không thểđáp ứng được như cầu sử dụng của vùng có diện tích quá rộng, nhưng cần phải khoanh vùng. Ví dụ, một thị xã nhỏ hoặc là một tòa nhà cho dù việc ứng dụng nước mưa có thể là không mấy hiệu quả.

Uớc tính tổng lượng nước mưa chảy thấm ở Tokyo là 8.500.000 m3 năm 1984, và 13.000.000 m3 năm 1989. Phần lớn nước này không sử dụng được và thải vào những con sông hoặc cống rãnh và chi phí từ thuế thu của người đóng thuế. Nước suối từ bên ngoài chảy vào những hầm chứa trong các đường ngầm và sử dụng vào các mục đích không phải là nước dùng cho sinh hoạt như là việc sử dụng nước mưa. Nếu các đường ống dẫn nước trải ra khắp trần của bến tàu điện ngầm có tác dụng làm mát bê tông thì ta có thể mong đợi hiệu quả như dùng máy điều hòa nhiệt độ. Hay là dùng nước suối thu thập được cho chảy vào khu hào bao quanh cung điện Hoàng gia?

Tổng diện tích mặt bằng có hào bao quanh cung điện Hoàng gia là 378 000m2 và độ sâu trung bình khoảng 1.27 m, do đó tổng lượng nước sẽ chứa được khoảng 481.000 m3. Đã có ước tính rằng hào có thể sâu hơn 2m khi lâu đài Edo được xây dựng vào năm 1457. Nhưng ngày nay, do bùn tích tụ độ sâu của hào giảm xuống còn một nửa so với trước kia và nước đục. Nếu hào được nạo vét và nước được bổ sung bằng nước suối cùng với nước tự nhiên có sẵn trong hào thì hào sẽ được phục hồi lại như chính thời kỳ Edo, nước chảy tràn từ hào sẽ được dẫn ra ngoài cống rãnh gần các tòa nhà công cộng và có thểđược sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Một phần của tài liệu Nuoc mua - 100 cach su dung nuoc mua.pdf (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)