TỰ CUNG CẤPTUẦN HOÀ N HÀI HÒA
CÁC BỂ CHỨA NƯỚC MƯA CÓ THỂ CUNG CẤP 29% NHU CẦU NƯỚC
Việc tạo nên nguồn nước cho chính chúng ta bắt đầu từ nỗ lực của chúng ta để dự trữ nước mưa. Nếu tất cả các hộ gia đình ở Tokyo hứng nước mưa thì tổng sức chứa sẽ là con số gây sửng sốt. Số lượng nhà ở Tokyo là khoảng 1.500.000, mái nhà có kích thước trung bình khoảng 60 m2. Với lượng mưa trung bình hàng năm 1500 mm, lượng nước dự trữ là:60m2*1,5m (1500mm)*1.500.000 nhà = 135.000.000 m3
Đáng chú ý là con số này cao hơn lượng nước lấy từ hồ chứa Yagisawa ở huyện Gumma cung cấp cho Tokyo (126.000.000 m3). Tóm lại nhiều "bể chứa nhỏ" gộp lại sẽ bằng 1 hồ chứa nước lớn. Nếu mỗi hộ gia đình lắp đặt thiết bị hứng nước mưa thì nước mưa sẽ chiếm bao nhiêu % trong tổng lượng nước cung cấp mỗi ngày? Trung bình trong mỗi căn nhà xây theo kiểu tách biệt có 4 người ở và thường sử dụng khoảng 790 l nước/ngày. Do vậy % lượng nước mưa mà đáng lẽ sẽ bị mất đi có thểđược thu lại để sử dụng so với tổng lượng nước cấp mỗi ngày là:
(60 m2 * 1,4m) : (800l * 365 ngày) * 100 = 29%
Lượng nước dùng cho việc vệ sinh chiếm 22% tổng lượng nước tiêu thụ của 1 gia đình, do vậy hoàn toàn có thể sử dụng nước mưa thu được cho nhu cầu này.
Hồ chứa Naramata được sử dụng từ năm 1990 với sức chứa 85.000.000 m3 ở thượng nguồn sông Tone. Người ta đã mất 17 năm và tiêu tốn 135.200.000.000 yên (1.352.000.000 USD) để xây dựng nó. Số tiền này chưa bao gồm các khoản bồi thường cho nhà dân vì họ mất cả trang trại lẫn đất canh tác. Chi phí này rất đắt nhưng nó mới chỉ chiếm 10 - 20 % tổng chi phí xây dựng hồ chứa và xây dựng hệ thống cấp nước cho Tokyo. Khi nghĩ về chi phí của dự án cấp nước cho thành phố, thường chúng ta chỉ nghĩđến chi phí cho việc xây dựng hồ chứa. Tuy nhiên còn có rất nhiều các khoản chi phí khác nữa như là: nước cung cấp cho các nhà máy nước, chi phí xử lý làm sạch nước, nước cung cấp cho các hộ gia đình từ các nhà máy nước, các chi phí khác. Theo đó toàn bộ chi phí sẽ gấp 5 - 10 lần chi phí xây dựng hồ chứa.
Hơn nữa do việc giảm số lượng các vị trí phù hợp để xây dựng đập nên trong tương lai tổng chi phí cho việc xây dựng hồ chứa thậm chí sẽ tăng lên. Ngoài ra, cũng có trường hợp hồ chứa bị lấp đầy bởi đất và cát. Hồ chứa Yagisawa nổi tiếng với sức chứa lớn nhất 175.800.000 m3 trong lưu vực sông Tone đã bị lắng đọng 23.000.000 m3 đất cát trong vòng 15 năm kể từ ngày xây dựng. Mối lo ngại chính hiện nay là sức chứa của hồ này sẽ giảm xuống còn một nửa sức chứa trong 50 năm tới.