4. Sinh lý bệnh tiêu hóa
4.5. Rối loạn tiêu hóa ở dạ dầy
Ở gia súc dạ dầy được chia làm hai loại: dạ dầy đơn và dạ dầy kép. Dạ dầy bốn túi gồm có: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế.
4.5.1. Rối loạn tiêu hóa dạ dầy trước của loài nhai lại
Sự tiêu hóa của dạ dầy trước chủ yếu dựa vào các vi sinh vật (các vi khuẩn, các
nguyên sinh động vật, các men, nấm), chúng tiêu hóa bột đường, nó phân huỷ xenlulo, gluxit thành axit béo bay hơi, axit lactic.
Tiêu hóa protein nhờ men proteaza của vi sinh vật tách các polypeptit thành các axit quan, một phần axit quan được hấp thu, một phần được khử quan nhờ men diaminlaza thành amoniac, đặc biệt ở loài nhai lại hệ vi sinh vật trong dạ cỏ còn có thể
phân giải các chất có chứa nhơ phi thoát (mê) tạo thành CO2 và NH3. Vi sinh vật trong dạ cỏ tự sử dụng NH3 để tổng hợp nên axit quan của bản thân rồi thành thoát của bản thân vi sinh vật Từđó vi sinh vật cùng với thức ăn ở dạ cỏ chuyển xuống dạ múi khế
do tác dụng của HCl và dịch vị, vi sinh vật bị tiêu diệt và trở thành nguồn dinh dưỡng cho gia súc.
140
Chính nhờ vai trò chuyển hóa trung gian của vi sinh vật mà giá trị của protein thức
ăn được nâng cao. Ngoài thoát, vi sinh vật còn tổng hợp được các loại vitamin như
4.5.1.1. Rối loạn cân bằng sinh hóa học
a) Thừa axit lactic trong dạ cỏ
Khi gia súc ăn nhiều thức ăn giầu đường, ví dụ: củ cải, bắp cải, ăn nhiều lúa, ngô... Qua quá trình chuyển hóa gluxit tạo ra nhiều axit lactic làm cho lượng axit trong dạ cỏ tăng lên, ngấm vào máu, còn phần lớn tác động ức chế dạ cỏ, từđó kìm hãm sự
vận chuyển thức ăn xuống các phần dưới, một mặt tăng áp suất thẩm thấu dạ cỏ làm cho quá trình lên men sinh hơi trong dạ cỏ tăng lên dẫn tới hiện tượng chướng hơi dạ
cỏ, khi thức ăn được chuyển xuống ruột cũng bị giảm tiêu hóa ở ruột. b) Các bệnh xeton huyết
Lượng xe ton luôn luôn có mặt với một lượng rất ít ở trong máu loài nhai lại. Khi mà các xeto-axit tăng lên trong dạ cỏ, đặc biệt là axit butyric tăng lên trong các trường hợp gia súc ăn các loại thức ăn ủ chua (cỏủ chua, ngô ủ chua, lõi dứa ủ chua. Khi ủ
chua tết cho ra nhiều axit lactic, còn ủ chua không tết cho ra nhiều axit butyric). Rối loạn trao đổi đường, mỡ, các quá trình trao đổi mỡ trong cơ thể tăng lên đặc biệt là ởđộng vật cao sản, động vật béo dẫn tới tạo nhiều xe ton huyết dẫn đến có nhiều xe ton sữa và xe ton niệu.
- Do nhu cầu động vật cao sản đòi hỏi cao nhưng thành phần thức ăn đưa vào
không cân đối ảnh hưởng tới vi sinh vật trong dạ cỏ làm giảm quá trình tiêu hóa của vi sinh vật, làm tăng cường chuyển hóa mỡ dẫn đến tăng cường xe ton sữa.
- Do rối loạn nội tiết đặc biệt là hệ thống tuyến yên, tuyến thượng thận gây tăng cường quá trình trao đổi, ởđộng vật cao sản nhu cầu cao thức ăn đưa vào không đảm 141
bảo dẫn tới tăng cường chuyển hóa mỡ dẫn tới xe ton huyết.
- Do giảm hoạt động của tuyến thượng thận dẫn tới rối loạn chuyển hóa, tăng cường trao đổi mỡ, giảm chuyển hóa đường dẫn tới xe ton huyết.
* Biểu hiện của xe ton huyết. - Gia súc tự nhiên kém ăn - Sản lượng sữa giảm - Giảm trọng lượng cơ thể
- Rối loạn thần kinh.
Nếu bệnh kéo dài làm giảm chức năng của gan dẫn đến gan nhiễm độc gây thoái hóa mỡ (thận cũng có trường hợp thoái hóa mỡ).
Gia súc biểu hiện nhiễm độc: chảy nước bọt, giảm nhai lại, giảm nhu động dạ cỏ, táo bón phân khô, giảm hoạt động của hệ tim mạch (mạch yếu loạn nhịp tim), nếu thở
hô hấp thì thở kiểu nông, thở óp bụng, con vật kém vận động, thích nằm khó đứng dậy, có thể nhìn thấy co giật từng nhóm cơ, nếu nặng con vật hôn mê rồi chết.
Cũng có trường hợp biến chứng các xe ton kích thích gây viêm vú, viêm tử cung, u nang buồng trứng làm giảm khả năng tái sản xuất.
c) Tạo nhiều NH3 trong dạ cỏ
NH3 được tạo thành do sự phân huỷ của thoát và các sản phẩm nào phi thoát trong dạ cỏ. Vi sinh vật sử dụng NH3 để tạo thành thoát cho bản thân, cho nên NH3 có thể
tăng lên trong dạ cỏ do chếđộ nuôi dưỡng chưa đúng như bổ sung đạm phi thoát quá nhiều sinh ra nhiều NH3. Khi NH3 trong dạ cỏ tăng, một mặt được hấp thu vào máu tới gan để tổng hợp thành mê, một phần nữa ngấm vào máu đến tuyến nước bọt, từ nước bọt lại trở lại dạ cỏ, còn phần rất lớn vào máu theo nước tiểu ra ngoài.
Khi hàm lượng amoniac quá cao, các quá trình ở trên không kịp sử dụng gây
chất kiềm hematin, chất này ức chế quá trình chuyển hóa oxy của Hb, đồng thời kích thích vào thần kinh gây tăng độ mẫn cảm làm các cơ rung, tăng tiết nước bọt, làm hưng phấn trung tâm hô hấp gây hiện tượng khó thở, ức chế dạ cỏ gây chướng hơi, gia súc có thể chết do liệt hô hấp.
d) Ngộđộc Nitrit
Tức là trong thức ăn chứa nhiều nhất: rau răm, rau muối (ở người ăn rau muối không ngộđộc ngay mà xanh xao mất máu). Nitrit ngộđộc ngấm ngay vào máu kích thích thần kinh trung ương và trung tâm vận mạch làm rối loạn tuần hoàn và thay đổi hưng phấn của nó, kết hợp với hồng cầu tạo thành Methemoglobin dẫn tới rối loạn chuyển hóa hô hấp.
142
4.5.1.2. Rối loạn hấp thu ở dạ trước
Dạ cỏ hấp thu nước, Ca+, Mg++, K+, Coban, các axit béo bay hơi, quan tự do, axit lactic, NH3, glucoza, CO2… sự hấp thu ở dạ trước đặc biệt là dạ tổ ong và dạ lá sách (người ta đã thấy dạ lá sách hấp thu 100 lít thể dịch/ngày, dạ trước hấp thu 60-70% dịch thểđưa vào.
- Tác dụng của hấp thụ:
+ Làm giảm áp suất thẩm thấu.
+ Làm cho thức ăn vận chuyển xuống dạ dầy cô đặc hơn, vô hình trung làm tăng nồng độ axit lên.
+ Làm cho nhu động của dạ trước dễ dàng.
- Quá trình hấp thu phụ thuộc vào hormon nội tiết vào thần kinh vào khẩu phần
ăn. Nếu tuyến thượng thận tăng tiết thì quá trình hấp thu tăng, nếu có kích thích đau thì giảm hấp thu, nếu khẩu phần ăn tăng lượng muối giảm hấp thu.
4.5.1.3. Rối loạn chức năng vận động Rối loạn chức năng vận động có một số trường hợp sau: - Sa giãn dạ trước - Giảm trương lực - Chướng hơi dạ cỏ (TympHnia) + Chướng hơi cấp tính. + Chướng hơi mãn tính. * Chướng hơi cấp tính:
- Nguyên nhân: chủ yếu do thức ăn lên men sinh hơi nhanh và dạ cỏ giãn ra cấp tính: ăn cỏ họđậu, hoặc dây lạc, cỏ non, củ tươi thức ăn chứa nhiều chất độc saponin, các loại men, mốc, các sản phẩm phân huỷ thối rữa của thức ăn và động vật. Từđó dẫn tới rất dễ lên men và sinh hơi. Mặt khác bò sau khi ăn làm việc quá nặng và mệt mỏi hoặc do kế phát do liệt dạ tổ ong, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc, liệt tắc thực quản. - Cơ chế: bình thường quá trình lên men sinh hơi thoát ra ngoài dạ cỏ theo các quá trình sau:
+ Ợ cùng với cỏđể nhai lại
+ Thấm vào máu
+ Hơi theo ruột già, sau đó đại tiện ra ngoài.
Nếu cơ thểở tình trạng bệnh lý các quá trình trên bị trở ngại kết hợp với thức ăn lên men sinh hơi nhanh làm cho dạ cỏ càng chứa đầy hơi làm áp suất cao, khi áp suất cao gây áp lực chèn ép các mạch quản đến nuôi cơ thành dạ cỏ dẫn tới rối loạn tuần 143
dạng lồng ngực ức chế hô hấp, chèn ép lên tĩnh mạch và động mạch cảnh, kích thích lên thần kinh trung ương.
- Biểu hiện: con vật bất an, nếu chướng hơi nhanh và cấp tính biểu hiện cảm giác khó thở há miệng thè lưỡi, nhìn vào tích mạch cổ thấy có hiện tượng sung huyết tĩnh mạch cảnh.
Xử lý: Cho gia súc uống rượu tỏi, dùng rơm trà sát dạ cỏ, cho gia súc ngửi bồ kết
để kích thích hô hấp. Nếu bệnh nặng có thể dùng tro ca để chọc dò và giải phóng hơi ra từ từ
* Chướng hơi mãn tính:
Từ cấp tính thuyên chuyển giảm dần tác động lặp đi lặp lại trở thành mãn tính kéo dài hàng tháng dẫn tới con vật gầy còm, suy dinh dưỡng và có thể dẫn đến chết. Nó cũng có thể chuyển thành cấp tính phát triển mạnh và con vật có thể ngạt do ngạt thở.
4.5.2. Rối loạn tiêu hóa ở dạ dầy (dạ múi khế)
Dạ dầy có nhiệm vụ nhào trộn thức ăn để thức ăn ngấm vào dịch vị do chính bản thân tiết ra và tiêu hóa một phần thức ăn.
4.5.2.1. Rối loạn chức năng co bóp
Thường biểu hiện tăng hay giảm về trương lực và nhu động, phụ thuộc vào thức
ăn, do thần kinh, do độ axit trong dịch vị.
Tăng co bóp chủ yếu do thức ăn chứa nhiều axit, độc tố hoặc là mất cân bằng thần kinh thực vật, cường phó giao cảm, ức chế giao cảm hoặc tuỷ sống bị kích thích bởi histamin và choán, hoặc do phản xạ tắc hạ vị kích thích co bóp tăng cường đẩy thức ăn xuống.
- Giảm co bóp: do tắc hạ vịứ trệ thức ăn lâu, do thần kinh ức chế thần kinh phó giao cam.
Trong thí nghiệm: cắt dây thần kinh số 10 (mê tẩu) dạ dầy và ruột bẹp xuống do mất trương lực.
Khi độ axit cao trong dịch vị không gây được phản xạ mở hạ vị hoặc do loét dạ
dấy, tá tràng gây phản xạ chậm mở hạ vị cho nên nhu động giảm.
4.5.2.2. Rối loạn chức năng tiết dịch
Hoạt động dịch vị của dạ dầy chia làm ba thời kỳ:
- Thời kỳ phản xạ thần kinh: khi gia súc nhìn thấy thức ăn, ngửi thấy thức ăn, thức
ăn rơi vào xoang miệng kích thích niêm mạc miệng gây một phản xạ làm cho dạ dấy tiết dịch vị.
Thời kỳ phản xạ hóa học - thần kinh: Khi thức ăn xuống tới dạ dầy, thức ăn trực 144
tiếp tác dụng vào vùng tuyến của dạ dầy, một phần thức ăn ngấm vào máu kích thích thần kinh ăn uống gẩy tiết dịch vị dạ dầy.
- Thời kỳ thần kinh nội tiết: khi thức ăn xuống tới niêm mạc ruột, kích thích ruột tiết dịch trong đó có gastrin, mà gastrin kích thích dạ dầy tiết HCl hoạt hóa men pepsin. Nếu lượng HCl lên cao tác dụng ngược lại ức chế gastrin. Bản thân dạ dầy khi lượng HCl tăng cao nó tiết ra secretin ức chế tiết dịch vị, ở ruột HCl kích thích ruột tiết ra secretin và dịch ruột nói chung.
Khi rối loạn thì: a) Tăng tiết dịch vị
Thường kèm theo tăng lượng HCl: gặp trong trường hợp viêm cam, ung thư, loét dạ dầy hoặc kích thích từ nơi khác: viêm ruột, tắc mật, tổn thương ngoài da (eczema, ghẻ), thần kinh căng thẳng tăng tiết dịch vị.
bị Giảm tiết dịch vị
Kèm theo giảm lượng HCl: bịđau, thần kinh giao cảm hưng phấn khi sốt, rối loạn thần kinh dinh dưỡng, viêm teo dạ dầy, mất nước, đói ăn, thiếu các vitamin, các bệnh nội tiết thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến thượng thận. Trong bệnh bẩm sinh như: lợn con sơ sinh tiết dịch vị dạ dầy ít, lượng HCl ít, để phòng chống cho ăn sữa chua để tăng lượng axit lên.