Rối loạn của máu

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh thú y (Trang 80 - 88)

1. Sinh lý bệnh hệ thống máu

1.2.Rối loạn của máu

1.2.1. S thay đổi v khi lượng máu

55- 60% là thể dịch (huyết tương), 40-45% là thành phần hữu hình (bao gồm hồng cầu, bạch cầu tiểu cầu) Tuỳ thuộc vào các loài gia súc và các cá thể khác nhau mà khối lượng máu cũng như thành phần của máu thay đổi chút ít.

1.2.1.1. Khối lượng máu tăng (hypervolumer)

Khối lượng máu có thể tăng toàn bộ trong trường hợp tiếp máu, hoặc lao động nặng máu từ các cơ quan dự trữđổ vào vòng tuần hoàn, trong trường hợp này cơ thể

dễđiều chỉnh để trở lại bình thường.

- Khối lượng máu tăng chỉ tăng hồng cầu gặp ở bệnh tim, phổi, động vật ở vùng núi cao do cơ thể thiếu oxy kích thích các cơ quan tạo máu tăng sản xuất hồng cầu đưa vào vòng tuần hoàn. Số lượng hồng cầu có thể tăng gấp hai lần bình thường.

- Tăng khối lượng của máu chỉ tăng huyết tương, thường xảy ra ở gia súc mắc

bệnh thận, thiếu máu, mất máu, gầy đói lâu... trong các trường hợp này thành phần hữu hình trong máu rất ít gọi là chứng máu loãng.

1.2.1.2. Khối lượng máu giảm

- Máu có thể giảm toàn bộ trong trường hợp mất máu: mất toàn bộ cả huyết tương lẫn máu làm cho khối lượng máu giảm xuống, khi đó cơ thể có những phản ứng bảo vệ

cơ thể: 109

+ Co mạch ngoại vi làm thu hẹp vết rách, làm máu chảy ra ngoài chậm hơn, đồng thời giữ cho huyết áp không bị hạ.

+ Hút nước ở gian bào vào lòng mạch để giữ huyết áp không tụt và để làm cho tuần hoàn cơ thể lưu thông được.

+ Tiết ra các men đông máu mục đích là bịt các mạch quản vỡ tức là hình thành nên các huyết khối (các nút Hayem)

Ngoài ra để phù hợp cơ thể giảm hoạt động để giảm tiêu thụ oxy tối thiểu.

Nếu mất một khối lượng máu ít thì cơ thể sẽ dần dần khôi phục lại được, đặc biệt cơ quan tạo máu ở tuỷ xương tăng sinh ra hồng cầu để bù đắp. Nếu mất một khối lượng máu lớn, nhanh thì những phản ứng trên không thểđáp ứng kịp gây tình trạng sốc đo mất máu, chủ yếu là truỵ tim mạch.

Giảm khối lượng máu chủ yếu do giảm hồng cầu, ví dụ: truyền máu khác nhóm, hoặc hồng cầu bị dung giải do ký sinh trùng, vi trùng dẫn đến thiếu oxy, chỉ có phản

ứng tăng sình hồng cầu đểđưa vào vòng tuần hoàn.

Giảm khối lượng máu do giảm huyết tương gặp trong trường hợp như nôn, mửa, bỏng nặng, ra mồ hôi, ỉa chảy nặng từđó làm cho máu cô đặc, truỵ tim mạch, mất các chất điện giải và nó có thể gây sốc.

Giảm khối lượng máu trong vòng tuần hoàn do giãn mạch đột ngột, ví dụ: ngộđộc histamin, nấm độc, a sen, thuỷ ngân. Khi bị ngộđộc nơi bị tác động ngộđộc giãn mạch, còn nơi không bị nhiễm độc gây một phản xạ co thắt rất mạnh làm cho nước thoát ra ngoài, có trường hợp phá huỷ thành mạch rất nhanh.

1.2.2. Ri toàn thành phn hu hình ca máu

1.2.2.1. Hồng cầu (Erythrocytes)

Hồng cầu được sản xuất trong tuỷ xương, khi trưởng thành được đưa vào máu lưu thông trong hệ tuần hoàn. Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và khí CO2 tham gia vào quá trình hô hấp. Hồng cầu sống trung bình khoảng từ 100 - 120 ngày kể từ

khi ở tuỷ xương ra máu ngoại vi. Hồng cầu già được tiêu huỷ trong hệ võng mạc nội mô chủ yếu ở lách, gan và tuỷ xương.

đến 4,2 triệu, tuỳ theo từng loài, giống và giới tính của gia súc. Nhờ vào số hằng định này mà khi xét nghiệm máu người ta biết được hồng cầu tăng lên hay giảm đi. Việc tạo hồng cầu ở thận có hormon erythropoietin, khi tiết ra nó kích thích tuỷ xương sản sinh ra hồng cầu.

110

Bng 7. S lương hng cu mt s loài gia súc gia cm

(ĐVT: triệu/1ml máu)

Loài Số lượng hồng cầu Loài Số lượng hồng cầu Ngựa Trâu Bò Cừu Dê 7-11 3,2 - 6,7 5-8 9-13 12-13 Lợn Chó Mèo Thỏ Gà 5-8 5-8 6-9 5 - 7 2 - 5 1.2.2.2. Chứng tăng hồng cầu

Là hiện tượng số lượng hồng cầu tăng lên trong một đơn vị khối lượng máu. Có thể do một số yếu tố thông thường sau đây:

- Do thiếu oxy: khi thiếu oxy tuỷ xương bị kích thích tăng sinh hồng cầu. Gặp trong các trạng thái bệnh lý do các bệnh ở tim, ở phổi, ở mạch, trong trường hợp bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngộđộc...

- Do thần kinh: thần kinh bị kích thích cao độ vào các vùng, đặc biệt là các vùng não thần kinh trung ương

- Do kích thích của hormon: hormon ở hạ não, hormon sinh dục, hon non do thận tiết ra (erythropoietin).

1.2.2.3. Thiếu máu (Anemia)

Thiếu máu là tình trạng máu bị giảm hoặc số lượng hồng cầu hoặc hemoglobin hoặc giảm cả hai. Đó là sự mất cân bằng giữa hai quá trình sinh sản và huỷ hoại hồng cầu. Có thể quá trình huỷ mạnh hơn quá trình sinh, quá trình huỷ tăng, quá trình sinh giảm hoặc phối hợp cả hai.

a) Thiếu máu do xuất huyết

Khi xuất huyết cơ thể có các phản xạ bảo vệ như co mạch, tăng nhịp tim, tăng co bóp tim, tăng phân phối lại máu, tăng hô hấp, tăng hút nước ở gian bào vào lòng mạch. Nhưng khi mất nhiều máu thì cơ thể không thể thích ứng nổi, lâm vào tình trạng sốc

gọi là sốc chảy máu (khi mất từ 30-40% thể tích máu).

Thiếu máu do mất máu là một hiện tượng thiếu máu nhược sắc, tức là các hồng cầu bắt màu nhạt (do thiếu sắt, thiếu hemoglobin), ngoài ra còn nhiều hồng cầu non

đưa vào vòng tuần hoàn, những hồng cầu này bắt màu bazơ gọi là hồng cầu ưa bazơ. b) Thiếu máu do dung huyết

Là hiện tượng hồng cầu bị vỡ do một số nguyên nhân vi khuẩn, ký sinh trùng

đường máu, ngộđộc thuốc Sulfamid, ngộđộc các chất độc như phenol, chì, anilin,... 111

Thiếu máu dung huyết, do không mất máu ra ngoài, không mất sắt nên có những

đặc điểm sau:

- Thiếu máu đẳng sắc.

- Trong máu ngoại vi có nhiều hồng cầu lưới, nhiều nguyên hồng cầu đa sắc và ưa axit. - Xuất hiện hemoglobin niệu.

- Bilirubin tự do trong máu tăng rõ rệt. - Kèm theo hiện tượng vàng da nhẹ.

- Sắt trong máu tăng, hemoglobin tự do trong huyết thanh tăng. c) Thiếu máu do rối loạn chức năng của cơ quan tạo máu Loại này phức tạp và do nhiều nguyên nhân.

- Do dinh dưỡng: khẩu phần ăn có thể thiếu nhiều loại hoặc từng loại như thiếu Fe, hoặc do hấp thu kém, hoặc do bệnh ở gan, hoặc thiếu sắt do thiếu vitamin C. - Thiếu thoát: do dinh dưỡng hoặc quá trình hấp thu thoát kém, cơ thể thiếu

nguyên liệu cơ bản của axit quan để tạo hồng cầu hoặc thiếu thoát do tiêu hao thoát quá mức.

- Thiếu máu do thiếu vitamin: thiếu vitamin C (cần thiết cho việc hấp thu sắt), thiếu vitamin B12 và axit folic cần thiết cho việc tạo hồng cầu, nếu thiếu B12 gọi là thiếu máu ác tính. Đặc điểm của loại thiếu máu này là xuất hiện hồng cầu ưa sắc, xuất hiện hồng cầu khổng lồ, sắt trong huyết thanh tăng.

- Nếu thiếu máu do tuỷ xương không hoạt động gặp trong trường hợp tuỷ xương bị cốt hóa, u ác tính, bệnh ác tính ung thư tuỷ xương hoặc là thuốc ức chế tuỷ xương hoạt động: cloroxit, sulfamid, hiện tượng phóng xạ cũng ức chế tuỷ xương hoạt động kém. Đặc điểm của loại thiếu máu này là thiếu đẳng sắc hay là nhược sắc, hồng cầu bé, ít tế bào non, chủ yếu là tuỷ xương không sinh ra được tế bào máu.

d) Những hoạt động thích nghi của cơ thể khi thiếu máu

Tất cả những hoạt động của cơ thểđều nhằm duy trì cho cơ thể khỏi bị thiếu oxy

đến mức độ nguy hiểm. Cụ thể là có:

- Tăng cường hô hấp: do lượng hồng cầu giảm nhất là mất máu do xuất huyết cấp,

đồng thời do nhu cầu tận dụng oxy cao hơn làm cho nồng độ oxy giảm, oxy trong tổ

chức giảm, từđó kích thích trung tâm hô hấp làm tăng nhịp hô hấp. Tăng lưu lượng tuần hoàn nhờ những cơ chế sau đây:

+ Tăng nhịp tim và tăng sức co bóp của tim: thành phần oxy trong máu giảm nên các phản xạ từ xoang động mạch cảnh, cung động mạch chủ và các phản xạ ngay ở cơ

tim kích thích trung tâm tim mạch làm tăng nhịp và sức co bóp của tim. 112 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Do điều động khối máu dự trữở lách, gan vào vòng tuần hoàn, đồng thời có sự

phân phối lại máu (giảm máu ngoại vi, tăng máu ở tim và não).

+ Vì thiếu máu nên nước ở gian bào được hút vào lòng mạch làm cho máu loãng, giảm độ nhớt, sức cản ngoại vi giảm, làm máu dễ lưu thông và tốc độ tuần hoàn tăng.

- Tăng khả năng tận dụng oxy của tổ chức: Chỉ số tận dụng oxy trong toàn bộ cơ

thể bằng 30%, lúc làm việc nặng có thể tăng lên 60%, ở tim chỉ số sử dụng 67%, ở não 62%, ở cơ 60% như vậy oxy được tận dụng ở mức độ cao. Khi cơ thể thiếu máu chỉ số

oxy chung có thể lên đến 85%, cao hơn cả các cơ quan trên. Do đó tim, não và cơ khi thiếu máu là những cơ quan bị rối loạn đầu tiên lâm vào tình trạng thiếu oxy.

- Tuỷ xương tăng cường sản xuất hồng cầu đểđưa vào vòng tuần hoàn, biểu hiện trong máu ngoại vi xuất hiện nhiều hồng cầu non, hồng cầu lưới, hồng cầu còn nhân.

1.2.2.4. Bạch cầu (Lellkocytes)

a) Khái niệm về tổ chức bạch cầu

Dựa vào hình thái của bạch cầu mà người ta chia bạch cầu làm hai dòng sau: - Bạch cầu có hạt (Granulocyte)

+ Bạch cầu đa nhân trung tính (Neurophil)

+ Bạch cầu ái toan (hay toan tính) (Eosinophil)

+ Bạch cầu ái kiềm (hay kiềm tính) (Basophil) - Bạch cầu không hạt (Agranulocyte)

+ Lympho bào (Lymphocyte)

+ Tế bào plasma

+ Tế bào Mast

+ Bạch cầu đơn nhân (Monocyte hay Macrophage) * Bạch cầu có hạt

Bạch cầu có hạt được sinh ra, trưởng thành trong tuỷ xương và phóng thích vào vòng tuần hoàn. Trong nguyên sinh chất của bạch cầu loại này bao gồm những hạt đặc biệt bắt màu trung tính, axit hoặc bazơ và nhờđó người ta chia ra làm ba loại bạch cầu: trung tính, ái toan và ái kiềm. Nhân của bạch cầu này biến đổi dần từ non tới già tức là từ tròn to rồi bé dần và cuối cùng chia thành từng đất (đa nhân). Bạch cầu nhân có hình đũa là giai đoạn trung gian giữa non và già.

- Bạch cầu đa nhân trung tính (Neurophil): có chứa nhiều men tiêu hóa thoát, gluxit, oxydaza, peroxydaza và nhất là phosphataza kiềm. Do có nhiều loại men nên bạch cầu trung tính làm nhiệm vụ thực bào bảo vệ cơ thể. Ngoài ra nó còn tham gia vào quá trình gây sốt, thông qua chất gây sốt nội sinh.

113

Bạch cầu ái toan (Eosinophil): bạch cầu này cũng có nhiều loại men trong bào

tương làm nhiệm vụ thực bào, đặc biệt thực bào các phức hợp kháng nguyên-kháng thế

trong các phản ứng dịứng. Nó tham gia vào sựđiều hoà miễn dịch bằng cách ức chế

hiện tượng phản vệ thông qua cơ chế tiết histaminaza (men phá huỷ histamin). Hormon Glucocorticosteroit và ACTH là hai yếu tố chính điều hoà và làm giảm bạch cầu ái toan.

- Bạch cầu ái kiềm (Basophil): giầu heparin và histamin có vai trò trong điều hoà tính thấm thành mạch, đông máu và phản ứng dịứng.

* Bạch cầu không hạt

- Lymphocyte được sinh ra ở các hạch lâm ba, tuỷ xương, lách, tuyến ức, gan, túi Fabricius và hệ thống lưới nội mô. Hai chức năng chính của lymphocyte là duy trì tất cả các loại kháng thể cho đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào. - Tế bào Plasma được tạo thành bởi quá trình trưởng thành hay biến chuyển từ

lymphocyte B. Chức năng của chúng là sản xuất và duy trì kháng thể, chúng có mặt nhiều trong một số loại viêm mãn tính.

chuyển trong máu một thời gian ngắn, rồi tới các tổ chức làm nhiệm vụ thực bào và

được gọi là tế bào thực bào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tế bào Mast: có liên quan với bạch cầu ái kiềm và có chức năng hình thành kháng thể.

b) Rối loạn tạo bạch cầu

* Rối loạn về số lượng bạch cầu

Bạch cầu có nhiều chức năng khác nhau nhưng chủ yếu là bảo vệ cơ thể. Rối loạn bạch cầu là số lượng bạch cầu tăng, số lượng bạch cầu giảm và bệnh ở cơ quan tạo bạch cầu.

- Tăng bạch cầu: là hiện tượng số lượng bạch cầu tăng lên trong một đơn vị khối lượng máu, tuỳ theo từng loài gia súc.

Tăng bạch cầu sinh lý

+ Sau bữa ăn bạch cầu đạt tới mức tối đa sau 2-3 giờ, nếu thức ăn có nhiều thoát thì số lượng bạch cầu đa nhân trung tính tăng nhiều, đặc biệt là ở ngựa và chó bạch cầu tăng sau bữa ăn rất rõ.

+ Tăng bạch cầu sau hoạt động cơ học: sau làm việc bạch cầu tăng rất rõ, chủ yếu là tăng lymphocyte, bạch cầu trung tính.

+ Tăng bạch cầu khi gia súc có thai: bạch cầu đa nhân trung tính tăng lên, sau khi đẻ

một tuần con mẹ vẫn tăng bạch cầu sau đó mới trở lại bình thường. Do khi người có thai tăng cường nội tiết dẫn đến tăng cường hoạt động của tổ chức cơ thể (tổ chức bạch cầu). 114

Tăng bạch cầu bệnh lý.

Đây là trạng thái cốđịnh trong nhiễm bệnh truyền nhiễm, vì vậy là một chỉ số cần thiết trong chẩn đoán nhưng nó cũng phụ thuộc vào tính chất của bệnh và trạng thái cơ

thể.

Ví dụ: Bệnh dịch tả lợn, bạch cầu không tăng mà bạch cầu còn giảm hoặc ở một số cơ thể quá yếu dù có kích thích bệnh thì bạch cầu cũng không tăng.

Bạch cầu còn tăng do tác động của một số thuốc như: long não, antypirin,

adrenalin, hoặc do tác động khác như tia phóng xạ, đưa một lượng thoát lạ vào cơ thể, hoặc sau khi mất máu thì bạch cầu tăng. Bạch cầu tăng có thể tăng từng loại một.

+ Tăng bạch cầu đa nhân trung tính: trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính,

nhiễm độc các chất độc chì, thuỷ ngân, nọc độc rắn, các sản phẩm phân giải như huỷ

huyết, bỏng, u ác tính đang phát triển mạnh. Khi tăng bạch cầu đa nhân trung tính, khi kiểm tra người ta lưu ý hướng nhân của bạch cầu, nếu tăng mà có nhiều nhân non (bạch cầu ấu, bạch cầu gậy đó là bạch cầu non), chỉ tiêu tăng bạch cầu nhân chuyển sang trái thì tiên lượng tốt. Nếu xem nhân bạch cầu nhiều múi, đất thì chỉ tiêu nhân bạch cầu chuyển sang phải đó là tăng sinh kém dẫn đến tiên lượng kém, không tốt.

+ Tăng bạch cầu toan tính: tỷ lệ bạch cầu toan tính trong máu ít so với bạch cầu

đa nhân trung tính, thường gặp trong bệnh ký sinh trùng, các bệnh dịứng phát ban, bệnh ngoài da có tính chất dịứng như eczema, đặc biệt là trong bệnh lợn đóng dấu, bạch cầu toan tính tăng 45% (toan tính mang tính chất giải độc chống histamin).

+ Tăng bạch cầu kiềm tính: rất ít gặp, thường gặp trong bệnh bạch cầu tuỷ, bệnh

ưa chảy máu ở người.

+ Tăng lâm ba cầu (lymphocyte): tỷ lệ lâm ba cầu ở trâu bò chiếm cao. Bình

thường gặp ở các bệnh mãn tính: lao, giang mai ở người, giai đoạn lành bệnh lâm ba cầu cũng tăng. Đặc biệt ở gia cầm bệnh Marek và Leuco, lâm ba cầu tăng mạnh (trong bệnh Leuco tăng lymphoblast non, còn bệnh Marek tăng lymphocyte gồm ba loại to,

vừa và nhỏ).

+ Ngoài ra còn tăng tế bào đơn nhân: xuất hiện nhiều ở bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như bệnh lao, bệnh tỵ thư, bệnh sảy thai truyền nhiễm và trong các thời kỳ lành bệnh (là các đại thực bào dọn dẹp).

+ Xuất hiện tổ chức bào (histiocyte): khi tổ chức liên võng kích thích.

- Giảm bạch cầu: là hiện tượng số lượng bạch cầu giảm đi trong một đơn vị khối

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh thú y (Trang 80 - 88)