Rối loạn tiêu hóa ở ruột

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh thú y (Trang 109 - 112)

4. Sinh lý bệnh tiêu hóa

4.6.Rối loạn tiêu hóa ở ruột

Ruột giữ vai trò quan trọng trong bộ máy tiêu hóa. Ởđây thức ăn được chuyển hoàn toàn thành những chất hấp thu được.

Rối loạn chức năng tiêu hóa ở ruột có thể là những rối loạn về tiết dịch, rối loạn co bóp ruột, rối loạn hấp thu và bài tiết

4.6.1. Ri lon chc năng tiết dch rut

4.6.1.1. Rối loạn tiết dịch ruột

* Các yếu tố tác động gây tiết dịch ruột

- Những kích thích của thức ăn và các sản phẩm tiêu hóa (các trạng thái và các quá trình tiêu hóa ở dạ dày).

- Thần kinh và nội tiết (các quá trình rối loạn ảnh hưởng tới thần kinh giảm tiết dịch và các stress của môi trường: thời tiết, nóng, lạnh... thông qua trục hạ não và thể

dịch).

* Dịch ruột bao gồm các men tiêu hoá:

- Tiêu hóa thoát: men tripsin, nucleotidaza, proteaza.

- Tiêu hóa gluxit: mantoza, saccaroza (invectaza), cacbohydraza. 145

- Tiêu hóa mỡ: lipHza, phosphataza, steraza Các kích tố ruột:

- Gastrin tăng tiết HCl, dịch vị.

- Secretin: kích thích tuyến tuỵ tiết dịch. - Cholecystokinin: kích thích co bóp túi mật.

- Entenocrasin kích thích bản thân ruột đổ các men tiêu hóa vào.

Ở một số loài động vật còn có men Pamcreozynin kích thích làm tăng các loại men ở dịch vị.

* Nguyên nhân gây rối loạn tiết dịch: - Rối loạn chức năng của thần kinh. - Các quá trình bệnh lý viêm, ung thư. - Do rối loạn tiết dịch vị.

- Do dinh dưỡng.

Rối loạn tiết dịch ruột thường biểu hiện:

- Tăng tiết dịch: chủ yếu do ruột bị kích thích bởi yếu tố cơ học, hóa học, nhiệt độ, vi sinh vật và tiết dịch nhiều nhất đặc biệt làm cho viêm ruột, loét ruột (khi viêm tăng tiết dịch lên 8 lần) dẫn đến ỉa chảy.

- Giảm tiết dịch: viêm ruột mãn tính làm teo ruột, các quá trình bệnh lý khác: sốt,

đau từ nơi khác.

Hậu quả giảm tiết dịch gây ỉa chảy là chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng.

4.6.1.2. Rối loạn tiết mật

Trong mật bao gồm axit mật và muối mật. Rối loạn tiết mật do:

- Tắc mật (viêm, u sẹo, sỏi, giun chui ống mật, viêm niêm mạc tá tràng) - Do thiếu mật (thiếu máu, bệnh ở gan, giảm co bóp túi mật).

Hậu quả:

- Rối loạn tiêu hóa mỡ dẫn tới rối loạn protein do mỡ bọc protein xung quanh. - Mất cân bằng hệ vi sinh vật (vì mật ngoài tác dụng tiêu hóa còn có tác dụng sát trùng).

- Rối loạn hấp thu một số vitamin.

4.6.1.3. Rối loạn tiết dịch tuỵ

Dịch tuỵ gồm ba loại men chính: Tiêu hóa protein gồm tripsinogen, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kaliotnpsinogen biến thoát thành polypeptit; cacboxylaza và aminopeptidaza biến 146

polypeptit thành axit quan, nucleaza biến axit nucleic thành nucleozit; tiêu hóa gluxit là men amylaza; tiêu hóa lipit là men lipaza.

Sự tiết dịch của tuyến tuỵđược điều tiết theo thần kinh và nội tiết.

Nếu kích thích thần kinh nội tạng giảm tiết dịch tuỵ (thần kinh số 10, mê tẩu), các kích tố do tá tràng tiết ra secretin. Giảm tiết dịch tuỵ dẫn tới giảm tiêu hóa và suy dinh dưỡng. 4.6.2. Ri lon chc năng co bóp ca rut Co bóp ruột theo ba loại: - Vận động theo kiểu chia đất một. - Vận động theo kiểu nhu động làn sóng. - Vận động theo kiểu con lắc.

Ba cách vận động này làm xáo trộn thức ăn và tống thức ăn từ trên xuống. Thường rối loạn chức năng vận động và rối loạn chức năng tiết dịch gây nên:

4.6.2.1. Hội chứng ỉa chảy

Ỉa chảy là hiện tượng ỉa nhanh. nhiều lần, trong phân có nhiều nước do ruột tăng cường co bóp và tiết dịch.

Cơ chế:

- Do thức ăn không tiêu ở ruột làm áp lực thẩm thấu tăng cao hơn trong máu và tổ

chức sẽ kẻo nước vào trong lòng ruột hoặc khi có viêm ruột ngộđộc do thức ăn, dịch nhầy của ruột với nước có thể tăng gấp 80 lần so với bình thường. Lượng dịch trong ruột tăng lên sẽ kích thích ruột tăng co bóp sinh ra ỉa chảy.

- Do giảm hấp thu cũng đến ỉa chảy vì lượng nước do ăn uống đưa vào cùng với dịch tiết của ruột trong một ngày có thể lên tới 10 lít (trâu bò có thể hơn). Phần lớn nước lái hấp thu tại ruột do đó chỉ cần giảm tái hấp thu ở ruột là lượng nước trong lòng ruột sẽ tăng hơn bình thường.

- Tăng co bóp ruột thì niêm mạc ruột bị kích thích sẽ gây tăng co bóp làm cho các chất chứa nhanh chóng bịđẩy ra ngoài gây ỉa chảy.

Hậu quả của ỉa chảy:

- Đối với ỉa chảy cấp tính: Cơ thể mất nước qua phân nhiều, nhanh kéo theo mất lượng muối khoáng. Trước tiên gây giảm tuần hoàn, giảm huyết áp có thể dẫn đến truỵ

tim mạch do máu bị mất nước cô đặc. Đồng thời cơ thể mất muối kiềm của dịch tuỵ, dịch mật và ruột dẫn tới nhiễm axit. Từ giảm tuần hoàn dẫn đến rối loạn chuyển hóa các chất, tổ chức thiếu oxy tăng cường chuyển hóa yếm khí làm cho tình trạng nhiễm axit tăng lên gây nhiễm độc thần kinh, giãn mạch, thúc đẩy thêm quá trình rối loạn huyết động học, hình thành vòng xoắn bệnh lý ngày càng trầm trọng.

147

- Đối với ỉa chảy mãn tính: không gây tình trạng mất nước mất muối song kéo dài rối loạn hấp thu, cơ thể thiếu thoát, vitamin, muối can xi cuối cùng dẫn đến suy dinh

dưỡng, thiếu máu, còi xương.

Vì vậy đối với ỉa chảy cấp tính, ngoài việc điều trị nguyên nhân còn phải truyền nước và muối, đồng thời chống truỵ tim mạch. Còn đối với ỉa chảy mãn tính, ngoài việc điều trị nguyên nhân còn phải chống suy dinh dưỡng bằng cách có chếđộăn tăng cường chất dinh dưỡng, vitamin một cách cân đối.

4.6.2.2. Hội chứng tắc ruột

Đó là tình trạng bệnh lý xảy ra khi một đoạn ruột bị tắc không lưu thông được. Nguyên nhân: có thể do các yếu tố cơ học như thắt ruột, vặn ruột, lồng ruột, tắc do búi giun, u chèn ép. Mặt khác còn do yếu tố thần kinh như mất cân bằng thần kinh thực vật như cường thần kinh số X gây co thắt một đoạn ruột hoặc do liệt thần kinh giãn một đoạn ruột dẫn tới kích thích đau.

Cơ chế: Khi một đoạn ruột bị tắc thì phần trên chỗ tắc tăng cường co bóp, mục

đích để làm thông chỗ tắc cho nên gây cơn đau dữ dội, từng đợt theo nhu động ruột tạo nên hiện tượng rắn bò thành bụng (đau bụng ở ngựa) khi nhìn nghiêng. Tiếp theo là ruột chướng hơi do các vi sinh vật lên men, hấp thu giảm, ứ trệ các tiết dịch của ruột do giảm hấp thu và tràn dịch từ máu vào lòng ruột. Nguyên nhân gây chết chủ yếu do mất nước và thần kinh bị kích thích do ruột căng gây ra.

Hậu quả:

- Khi tắc ruột non ở phần trên thì hậu quả trước tiên là mất nước và mất muối do nôn nhiều, mất nước kèm theo mất HCl cho nên gây hiện tượng nhiễm kiềm. - Khi tắc tá tràng nôn kèm cả dịch ruột kiềm tính cho nên sẽ bị nhiễm độc axit.

Ngoài ra mất nước máu cô độc gây rối loạn tuần hoàn, huyết áp giảm, máu qua thận ít lọc ít gây thiểu niệu hoặc vô niệu, mê cao.

- Khi tắc phần thấp như ruột già thì triệu chứng yếu hơn nhưng tình trạng nhiễm

độc lại mạnh hơn.

- Yếu tố căng ruột do tắc tác động lên thần kinh ở thành ruột và ở bụng cũng có tác dụng gây rối loạn tuần hoàn và gây chết.

4.6.2.3. Táo bón (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Táo bón là trạng thái bệnh lý phổ biến phân tắc ở trực tràng không tống ra khỏi cơ

thểđược, phân khô, lổn nhổn từng cục theo khuôn ruột. Nguyên nhân:

- Có thể do cơ học trở ngại trên đường đào thải phân, ví dụ: u, sẹo, dị vật, co thắt lòng ruột.

148

- Do chếđộăn ít xơ nhiều tinh làm cho thể tích phân nhỏ không đủ kích thích vào niêm mạc trực tràng để co bóp tống phân ra ngoài.

- Do kích thích đau nó ức chế phản xạ tống phân ra ngoài và phản xạ mở hậu môn. Hậu quả: Phân lưu trữ lâu trong trực tràng sinh ra các sản phẩm độc indol, scatol từđó ngấm vào máu gây rối loạn chuyển hóa, làm mất phản xạăn ngon, mất phản xạ

tiết dịch. Khi phân ứ lâu làm sa trực tràng chèn ép tĩnh mạch trực tràng gây sung huyết tĩnh mạch trực tràng dẫn đến xuất hiện bệnh trĩ.

4.6.3. Ri lon chc năng hp thu rut

- Có thể do những nguyên nhân rối loạn hấp thu tại ống tiêu hóa như các bệnh ở

dạ dầy, gan, mật, tuỵ và tại ruột.

- Do nhiễm các chất độc nhưăn phải cỏđộc, độc tố aflatoxin, nấm mốc... cũng gây ỉa chảy viêm xuất huyết.

búi giun gây tắc mạch ở màng treo ruột ngựa gây cơn đau bụng dữ dội).

- Các vi sinh vật theo thức ăn và nước uống vào trong cơ thể E. con, Salmonella, các trùng yếm khí, các nấm độc, coronavirus, rotavirus, vi rút dịch tả lợn.

- Do yếu tố nội tiết như thiểu năng tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận gây giảm hấp thu

- Do rối loạn thần kinh X làm giảm nhu động ruột gây nhiễm khuẩn dẫn đến kém hấp thu.

Đặc biệt quá trình hấp thu xảy ra chủ yếu ở ruột non trong một số bệnh của gia súc như Colibacillosis, Salmonella, ỉa phân trắng làm teo niêm mạc ruột, teo lông rung làm cho diện tích hấp thu giảm. Cũng là nguyên nhân gây kém hấp thu dẫn tới suy dinh dưỡng, còi cọc, từ kém hấp thu còn dẫn tới nhiều trạng thái bệnh lý khác như thiếu vitamin D gây còi xương, thiếu vitamin C gây thiếu Fe, thiếu máu nhược sắc. Thiếu vitamin nhóm B (B1, B12) gây thiếu máu ác tính, phù, viêm. Thiếu vitamin A gây viêm niêm mạc da, mắt khô. Thiếu vitamin K gây xuất huyết. Thiếu vitamin E ảnh hưởng

đến chức năng sinh dục...

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh thú y (Trang 109 - 112)