Thiếu máu cục bộ (Ischemia)

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh thú y (Trang 39 - 43)

1.3.1. Khái nim

Là hiện tượng giảm hay hoàn toàn đình chỉ lượng máu động mạch tới một cơ quan hay một bộ phận nào đó trong cơ thể. Cũng có trường hợp là thiếu máu toàn thân thể

hiện ở cục bộ.

1.3.2. Nguyên nhân

Nó có thể xuất hiện do các động mạch bị chèn ép hoặc bị tắc do huyết khối, lấp quản, đo co thắt động mạch, hoặc do xơ cứng động mạch hoặc là kích thích thần kinh co mạch phát sinh một co thắt trong lòng mạch quản hẹp máu ít dồn vào hoặc do tăng kích tố như vasopressin hay còn gọi là ADH (antidiuretic hormon) và adrenalin cũng gây co mạch dẫn đến thiếu máu...

1.3.3. Biu hin ca thiếu máu cc b

- Thường các cơ quan, tổ chức thiếu máu bị nhợt nhạt do các mạch quản và các mao mạch nhỏ co lại. Gia súc biểu hiện rõ nhất là ở mắt, mũi, mồm, niêm mạc. - Nhiệt độ hạ do trao đổi chất giảm.

- Giảm thể tích của các cơ quan vì thiếu lượng máu và lượng lympho.

Cảm giác đau tê, các đầu mút thần kinh bị kích thích, do rối loạn dinh dưỡng tích tụ sản phẩm trao đổi trung gian.

- Giảm hoạt động của cơ quan do thiếu máu, thiếu dinh dưỡng dẫn đến rối loạn dinh dưỡng tế bào và có thể dẫn tới liệt, đặc biệt cơ tim và các cơ quan ở xoang bụng. Trường hợp thiếu máu ở vỏ não dẫn tới liệt hô hấp và nếu thiếu máu nhiều dẫn đến tử

vong.

1.3.4. Hu qu ca thiếu máu cc b

Phụ thuộc vào các yếu tố sau:

xấu bởi lẽ các tuần hoàn nhánh bên chưa kịp thành lập dẫn đến dễ gây hoại tử tổ chức. - Tuần hoàn nhánh bên có được thành lập hay không: thường các động mạch ở các cơ quan như não, tim thì ít có tuần hoàn nhánh bên cho nên khi thiếu máu rất nguy hiểm có thể gây tử vong. Những nơi khác: mông và các chi thì động mạch có nhiều nhánh bên, do đó khi xảy ra thiếu máu cục bộ, tuần hoàn nhánh bên sẽ phát triển và thường không gây nguy hiểm lắm.

- Trạng thái của thành mạch quản có ảnh hưởng lớn bởi vì khi động mạch có bệnh biến như xơ cứng động mạch làm mất tính đàn hồi, do vậy khi xảy ra thiếu máu những nơi đó khó thành lập tuần hoàn nhành bên.

53

- Do tính mẫn cảm của tổ chức: Trong cơ thể thì thần kinh mẫn cảm nhất với sự

thiếu máu sau đó đến các cơ quan nội tạng rồi đến các cơ quan khác.

1.4. Nhồi huyết (Infarction)

1.4.1. Khái nim

Nhồi huyết là hiện tượng hoại tử tổ chức ở một vùng nào đó do mạch quản bị tắc nghẽn mà tuần hoàn nhánh bên không hồi phục lại được (trong trường hợp do huyết khối lấp quản, hay co mạch trong một thời gian dài)

Ví dụ: Bệnh dịch tả lợn lách nhồi huyết hình răng cưa.

1.4..2. Cơ chế phát sinh nhi huyết

Phát sinh nhồi huyết đó là do sự thiếu máu, thiếu oxy tổ chức bị hoại tử. Nhồi

huyết thường có hai dạng: nhồi huyết trắng (nhồi huyết do thiếu máu) và nhồi huyết đỏ

(nhồi huyết do xuất huyết).

- Nhồi huyết trắng thường xuất hiện ở thận, lách, tim, não, ở những nơi mà tuần hoàn nhánh bên phát triển ít, nơi hoại tử có màu trắng xám thường do thiếu máu, các mạch quản co thắt máu bịđẩy khỏi vùng hoại tử ra các tổ chức xung quanh.

- Nhồi huyết đỏ thường gặp ở phổi, ruột cũng đôi khi thấy ở não, nó được tạo ra do sự xâm nhập của máu vào vùng hoại tử theo tuần hoàn nhánh bên, cũng có trường hợp là do tăng huyết áp ở tĩnh mạch, máu theo đường mao tĩnh mạch dồn tới nhưng tuần hoàn nhánh bên không đủđể khôi phục được mà trái lại bị tác động lên thành mạch do rối loạn dinh dưỡng làm cho tính thấm thành mạch tăng, hồng cầu và các thành phần của máu từ lòng mạch thoát ra vùng hoại tử và nhuộm đỏ vùng hoại tử.

1.4.3. Hu qu

Nhồi huyết dẫn tới rối loạn chức năng của cơ quan hay tổ chức. Thường dưới tác

động của các men, nếu nhồi huyết nhỏ có thể tan ra tạo thành sẹo hoặc nếu bị nhiễm khuẩn tạo thành ổ mủ.

1.5. Xuất huyết (Hemorrhage)

1.5.1. Khái nim

Máu phải chảy ra ngoài huyết quản hay tim vào tổ chức xung quanh gọi là xuất huyết hay chảy máu. Nếu chảy máu ra ngoài cơ thể gọi là xuất huyết ngoại, nếu chảy máu vào trong cơ thể gọi là xuất huyết nội, nếu xuất huyết nội ở não gây nên biến chứng chèn ép vào não rất nguy hiểm.

Có nhiều loại xuất huyết: xuất huyết động mạch, xuất huyết tĩnh mạch, xuất huyết mao mạch, xuất huyết nhu mô. Xuất huyết tĩnh mạch đặc biệt hay mất sự cân bằng của máu, nó cũng dẫn đến thiếu máu toàn bộ cơ thể.

1.5.2. Nguyên nhân gây xut huyết

54

Nguyên nhân bệnh lý:

+ Những tác động cơ học làm đứt hoặc rách thành mạch quản.

+ Hoại tử hoặc sự phá huỷ thành mạch máu gây xuất huyết.

+ Viêm loét thành mạch quản (viêm loét thành dạ dầy có thể dẫn tới viêm loét thành mạch gây xuất huyết), bệnh truyền nhiễm như lao, tỵ thư, ưng thư... Ngoài ra, các mao mạch bị vi khuẩn tác động vào thành mạch làm vỡ các thành mạch gây xuất huyết, ví dụ gặp trong bệnh dịch tả lợn.

+ Độc tố gây tổn thương biểu mô mao mạch gây xuất huyết gồm các độc tố a sen, phối pho tác động làm tăng tính thấm thành mạch dẫn tới rách mạch làm xuất huyết;

độc tố sinh ra bởi nhiễm trùng huyết như trong bệnh dịch tả, bệnh tụ huyết trùng, bệnh ung khí thán; nhiễm độc cây dương xỉ diều hâu; thiếu vitamin C.

+ Rối loạn quá trình đông máu là nguyên nhân thứ phát gây xuất huyết.

+ Những biến đổi bệnh lý ở thành mạch như xơ cứng, thoái hóa có thểđút rách gây xuất huyết.

+ Rối loạn hoạt động cung cấp máu cho mạch quản dẫn tới rối loạn dinh dưỡng tăng tính thấm thành mạch.

+ Xuất huyết còn có thể xuất hiện do rối loạn thần kinh và nội tiết như tăng huyết áp từđó gây tăng tính thấm thành mạch và có thể dẫn tới xuất huyết.

1.5.3. Hu qu

- Nếu xuất huyết nội đặc biệt là xuất huyết ở những cơ quan trọng yếu: tim, não thì dễ dẫn đến tử vong.

- Phụ thuộc vào khối lượng máu mất, nếu mất từ 40-80% tổng lượng máu của cơ

thể thì dẫn đến chết.

Phụ thuộc vào tốc độ máu chảy, nếu tốc độ mất máu càng nhanh thì càng nguy hiểm, nếu mất khoảng một phần tư tổng lượng máu trong cơ thể trong thời gian ngắn thì rất nguy hiểm có thể sẽ bị chết.

1.5.4. Các kiu xut huyết

Xuất huyết lấm tấm (Petechial hemonhage): xuất hiện giống như những đầu đinh ghim nhỏ li ti và kích thước từ 1-2 mm.

- Xuất huyết thành vệt (Ecchymotic hemonhage): xuất hiện ở trên những bề mặt lớn hơn và kích thước từ 2-3 cái.

- Xuất huyết dạng bàn chải (Phim brush hemonhage): là dạng xuất huyết thành vệt rộng và nhìn giống như những vết sơn đỏ trên tổ chức.

55

1.6. Huyết khối (Thrombosis)

1.6.1. Khái nim

Là một quá trình mà lòng mạch quản hay trong xoang tim ở một cơ thể sống các thành phần của máu kết hợp lại với nhau thành một khối đặc làm trở ngại quá trình lưu thông máu.

1.6.2. Điu kin hình thành huyết khi

Sự hình thành huyết khối cần có 3 điều kiện:

Tổn thương thành mạch và tế bào nội mạc huyết quản làm cho mặt trong của thành mạch trở nên thô nhám, làm cho các thành phần của máu dễ sa lắng, làm dính các tiểu cầu, bạch cầu. Thành mạch có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như

yếu tố cơ học, lý học, nhiễm trùng, nhiễm độc, xơ cứng mạch, do ứ huyết, do viêm, do dịứng. Mặt trong của mạch quản chứa một lớp fibrin, màng fibrin này có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, làm ướt các tế bào nội mạc huyết quản bằng huyết tương và

chống sựđông máu. Người ta thấy lớp fibrin này tăng lên trong lòng mạch quản có tính chất chống đông máu nhưng đồng thời tăng độướt thành mạch, kết quả là tăng áp lực bề mặt keo giữa các tế bào nội mạc với các thành phần của máu.

- Thay đổi huyết động học và tính chất dòng chảy: Thay đổi tốc độ dòng máu như

khi mạch quản bị chèn ép làm cho máu ứ lại, tốc độ chảy chậm lại hoặc làm mất sự

chảy êm đềm. Chảy cuộn làm cho các bạch cầu, tiểu cầu bị cuộn lại dội vào thành mạch có thể gây tổn thương ở thành mạch và phá vỡ bạch cầu, tiểu cầu, hoặc đường kính lòng mạch thay đổi, hướng máu chảy thay đổi đều là những yếu tốảnh hưởng đến sự thay đổi huyết động học và các tính chất chảy của dòng máu, tạo điều kiện cho huyết khối hình thành.

- Thay đổi tính chất của máu có thể là nhân tố ban đầu hay là nhân tố dẫn dắt đến huyết khối: men trong máu tăng lên, trong thực nghiệm tiêm đe, men pepsin, pepton, gelatin thì sự hình thành huyết khối rất nhanh.

Ví dụ: ở ngựa gặp bệnh thrombosis Colic do kí sinh trùng di hành gây tổn thương

động mạch trước màng treo (Strongylus vulgaris) gây bệnh đau bụng dẫn đến chết, hoặc là què chân do huyết khối ởđộng mạch chi trước.

1.6.3. Hu qu ca huyết khi

- Gây trở ngại tuần hoàn từđó ảnh hưởng tới dinh dưỡng của tổ chức, vì vậy những huyết khối ở những huyết quản càng lớn thì hậu quả càng nghiêm trọng. Huyết khối ở tĩnh mạch hay gây ứ máu, phù và có thể gây co mạch phản xạ. - Nếu như huyết khối xảy ra ở' các huyết quản cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng như não thì dễ dẫn đến tử vong.

Huyết khối hình thành nhanh, tuần hoàn nhánh bên chưa kịp thành lập thì sẽ gây 56

rối loạn tuần hoàn cục bộ.

- Huyết khối có thể rời thành mạch di chuyển đi nơi khác vá gây hiện tượng lấp quản.

- Nếu như phần huyết khối bị nhiễm trùng sẽ làm cho cơ thể bị nhiễm trùng và có thể nhiễm trùng toàn thân.

* Tuy nhiên hậu quả của huyết khối còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Huyết quản hình thành nên huyết khối: nếu huyết quản hình thành nên huyết khối ở những nơi quan trọng (tim, não) thì hậu quả rất xấu dễ gây tử vong. - Tốc độ hình thành huyết khối: nếu tốc độ này càng nhanh thì hậu quả càng xấu bởi vì tuần hoàn nhánh bên chưa kịp thành lập.

Huyết khối này có trở thành vật lấp (lấp quản) hay không.

1.7. Lấp quản (Embolism)

1.7.1. Khái nim

Khi huyết quản hoặc lâm ba quản bị bịt lại bởi một vật mà bình thường không có thì người ta gọi đó là lấp quản.

1.7.2. Nguyên nhân gây lp qun

1.7.2.1. Nguyên nhân bên trong

Lấp quản do huyết khối: Dạng lấp quản này thường do huyết khối được hình thành ở các van tim và nhất là van hai lá.

- Lấp quản do tế bào mỡ: Trường hợp này xảy ra thường do bị gãy xương ống hoặc tổ chức mỡ bị tổn thương các tế bào mỡ di chuyển trong máu và gây lấp quản. - Lấp quản do tế bào thường là tế bào ở những nơi bị tổn thương đi vào động mạch, được máu đưa đi đến các mao quản và gây lấp quản.

Trong thực tế nguyên nhân bên trong này ít gây ra hiện tượng lấp quản.

1.7.2.2. Nguyên nhân bên ngoài

- Lấp quản do bọt khí: Trường hợp này do quá trình tiêm tĩnh mạch không đẩy hết bọt khí ra ngoài mà tiêm cả bọt khí vào máu. Do mạch máu bị rách nhưng vẫn phồng lên không xẹp xuống, không khí sẽ lọt vào hình thành các bọt khí và di chuyển theo máu gây lấp quản, thường gây lấp quản ởđộng mạch phổi hoặc các nhánh nhỏởđộng mạch phổi.

Lấp quản do vi khuẩn: khối của những tế bào vi khuẩn thỉnh thoảng được tách rời ra đi vào trong dòng chảy tĩnh mạch từ tổ chức nhiễm nặng mầm bệnh và trở thành vật lấp ở các mao mạch.

- Lấp quản do sự di căn của ấu trùng ký sinh trùng: nguyên nhân này ít. 57

1.7.3. Phân loi lp qun

Căn cứ vào phương hướng di chuyển của vật lấp mà người ta chia lấp quản thành 3 loại chính:

- Lấp quản ở hệ tiểu tuần hoàn: loại này hiện tượng lấp xuất phát từ tĩnh mạch cửa hoặc từ tim. Lấp quản loại này gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp, nếu như lấp quản ở động mạch phổi thì lúc đầu tim đập nhanh, giai đoạn sau giảm, huyết áp hạ, hô hấp chậm lại và cuối cùng tuần hoàn cũng dừng và con vật chết.

- Lấp quản ở hệđại tuần hoàn: loại lấp quản này thường được xuất phát từ tim trái, từ hệ thống động mạch, đôi khi từ tĩnh mạch phổi chuyển sang. Nhìn chung lấp quản ở

dạng này tương đối nguy hiểm.

- Lấp quản tĩnh mạch cửa: ở dạng này thì vật lấp xuất phát từ nhánh của tĩnh mạch cửa, thường loại này rất ít gặp và nếu đã gặp thì rất nguy hiểm vì máu ứ lại ở tĩnh mạch cửa, cho nên máu về tim ít dẫn đến huyết áp hạ, thiếu máu não, hô hấp nhanh sau đó hô hấp ngừng và con vật cũng chết rất nhanh.

1.7.4. Hu qu

Phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Nơi phát sinh lấp quản: nếu lấp quản mà phát sinh ở những nơi quan trọng (như

tim, não) thì hậu quả xấu dễ tử vong. Lấp quản mà phát sinh ở vùng chi thì ít nguy hiểm. Hình thành tuần hoàn nhánh bên: nếu như tuần hoàn nhánh bên mà phát triển thì hậu quả ít nguy hiểm.

- Phụ thuộc vào tính chất vật lấp: nếu như vật lấp là tế bào ung thư, là ký sinh

trùng hay vi trùng thì không những gây hiện tượng lấp quản mà con gây bệnh thứ phát. - Tính chất của từng cơ quan: nếu cơ quan nào có tính cảm thụ mạnh khi sinh lấp quản sẽ rất nguy hiểm (tim, não, thận).

Lấp quản có thể dẫn đến thiếu máu, nhồi huyết dẫn đến hoại tử.

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh thú y (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)