- Chi phí quản lý doanh nghiệp 9
Kết luận chương
Chương 2 đã phân tích về hoạt động chuỗi cung ứng cũng như điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17.
Với những phân tích về sự liên kết lỏng lẻo giữa các đối tượng trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ của công ty NTSF so với một số chuỗi cung ứng khác trong ngành thủy sản như công ty Bình An Fishco , Công ty Minh Phú… Điều này cho thấy công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chiến lược phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.
Do đó, để phát triển một cách bền vững, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đạt được mục tiêu đề ra, NTSF cần phải từng bước thiết lập và xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng phù hợp trong thời gian tới thông qua việc hợp tác, liên kết với các đối tượng trong chuỗi, đặc biệt là hộ nông dân nuôi tôm.
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY CP NHA TRANG CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY CP NHA TRANG
SEAFOODS- F17
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17 chân trắng của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17
3.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty NTSF trong giai đoạn 2009- 2012
Trong thời gian qua, công ty đã tạo được vị thế trong ngành xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, đó chưa phải là vị trí cao nhất. Vì vậy, mục tiêu đến năm 2012 công ty sẽ đứng trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, công ty đã đưa ra mục tiêu cụ thể:
- Thị trường mục tiêu
Bảng 3.1: Mục tiêu doanh thu mặt hàng TTCTĐL sang các thị trường
(ĐVT :Triệu USD ) Thị trường/năm 2010 2011 2012 Mỹ 36,3 38,12 38,88 EU 4,11 6,16 6,77 Hàn Quốc 6,70 8,04 12,06 Nhật 1,50 3,00 9,00 Tổng doanh thu TTCTĐL 48,61 55,32 66,71 (Nguồn: Phòng KD- Công ty NTSF)
Theo kế hoạch, mục tiêu doanh thu mặt hàng TTCTĐL của công ty đến các năm đều tăng trên các thị trường. Tuy nhiên, tốc độ tăng của các thị trường là khác nhau. Chẳng hạn: tốc độ tăng của thị trường Mỹ sẽ có xu hướng giảm dần, các thị trường khác sẽ có xu hướng tăng dần. Đặc biệt, năm 2010, công ty sẽ khôi phục lại thị trường Nhật. Tuy nhiên, số lượng nhỏ, vì thị trường này rất khó tính về vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm mà giá nhập khẩu lại không tốt bằng các thị trường khác. Đây là một hình thức giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, vì nếu chỉ tập trung vào một thị trường thì khi thị trường đó có sự thay đổi đột ngột, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay thì công ty sẽ lâm vào tình trạng khó khăn.
3.1.2 Xu hướng hoạt động của chuỗi cung ứng thực phẩm trên thế giới
Vấn đề về chuỗi cung ứng hiện nay không còn mới với các công ty đa quốc gia trên thế giới. Các mô hình về chuỗi cung ứng cũng như kinh nghiệm về quản trị chuỗi
cung ứng đã bắt đầu trở thành vần đề nghiên cứu của nhiều công ty, tổ chức. Sự thành công của một số tập đoàn như Dell, Wal- mart, Procter & Gamble,… là ví dụ. Đặc biệt trong ngành chế biến thực phẩm cung cấp cho con người, những yêu cầu về VS ATTP, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm ngày càng khắt khe. Việc đáp ứng được yêu cầu của khách hàng là mục tiêu chung cho toàn chuỗi. Do đó, xu hướng này tập trung vào việc tích hợp của chuỗi cung cấp. Các tổ chức không thể họat động một mình, mà phải hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu lớn hơn.
3.1.3 Dựa vào các điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng hiện tại để phân tích và đề xuất giải pháp thích hợp và đề xuất giải pháp thích hợp
Căn cứ vào điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng đã phân tích ở chương 2 để xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thích hợp. Mô hình này sẽ phát huy những điểm mạnh, tận dụng những cơ hội và hạn chế điểm yếu, rủi ro và nguy cơ của chuỗi cung ứng hiện tại, vì công ty NTSF và người nông dân nuôi tôm sẽ được gắn kết với nhau chặt chẽ hơn, bền vững hơn bởi các quy định và hợp đồng pháp lý có sự chứng nhận và quản lý bởi các cơ quan nhà nước về vấn đề hợp tác và mua bán tôm nguyên liệu, giúp công ty NTSF quản lý được sản lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào một cách chính xác nhất, đảm bảo công tác dự báo trong việc xuất khẩu, công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi, rõ ràng và minh bạch.
3.2 Giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17 của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17
3.2.1 Giải pháp 1: Xây dựng mô hình tích hợp dọc với nhà cung cấp nguyên liệu trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty NTSF trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty NTSF
Đặc điểm mô hình chuỗi cung ứng đề xuất
Từ sơ đồ mô hình chuỗi cung ứng 3.1 so với mô hình chuỗi cung ứng hiện tại cho thấy, công ty cần cắt bỏ việc mua nguyên liệu qua đối tượng đại lý trung gian, thay vào đó là công ty sẽ đầu tư xây dựng vùng nuôi và thực hiện liên kết với một số hộ nông dân đạt tiêu chuẩn là đối tác với công ty qua hình thức hai bên liên kết cùng có lợi. Đây cũng là xu thế tích hợp dọc với nhà cung cấp đang phát triển và ngày càng mở rộng trên nhiều ngành nghề trong và ngoài nước. Cụ thể như công ty Bình An Fishco, công ty Minh Phú ở Miền tây, họ đã rất thành công trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới, họ luôn đứng ở những vị trí cao nhất trong ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay.
Sơ đồ mô chuỗi cung ứng mặt hàng TTCTĐL của công ty NTSF
---Hệ thống thống tin/ hệ thống quản lý chất lượng/ Hệ thống TXNG--- Sơ đồ 3.1: Mô hình chuỗi cung ứng mặt hàng TTCTĐL của công ty NTSF
•Nội dung giải pháp: