- Chi phí quản lý doanh nghiệp 9
1) Thực hiện mô hình liên kết với người nuôi tôm
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Vận dụng kiến thức về lợi thế cạnh trang và chuỗi cung ứng trong chương 1 và tình hình thực tế cũng như điểm mạnh và yếu của chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh của công ty NTSF trong chương 2, tác giả đã từng bước phân tích từng đối tượng, từng khâu, xây dựng mô hình chuỗi cung ứng tích hợp với nhà cung cấp, bỏ qua khâu trung gian là các đại lý thu mua, giúp công ty và người nuôi tôm xích lại gần nhau hơn, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào, giúp người nuôi tôm yên tâm hoạt động, phát triển ngành nghề. Chuỗi cung ứng tích hợp này khi đi vào hoạt động sẽ cho hiệu quả cao, tạo cho NTSF lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu tôm đông lạnh, như: thời gian sản xuất ngắn, giá thành sản phẩm giảm và cung cấp sản phẩm đạt chất lượng VS ATTP…tạo ra những kết quả tốt trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, để tạo phát triển tốt hơn và theo kịp sự phát triển của chuỗi cung ứng trên thế giới thì chuỗi cung ứng tích hợp này cần phải được nâng cấp thành chuỗi cung ứng quốc tế. Tức nhà cung cấp và khách hàng cũng có thể truy cập trong giới hạn cho phép hệ thống chuỗi cung ứng của NTSF để kiểm tra thông tin trực tiếp và ngược lại.
KẾT LUẬN
Để thành công trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng cần phải tìm hướng đi riêng cho mình, sao cho phù hợp với xu thế chung của thể giới. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm phục vụ con người. Với sự phát triển đi lên của cuộc sống, thực phẩm cung cấp cho con người ngày càng nâng cao cả về chất lượng, tính thẩm mỹ và nhất là phải đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Do vậy, để sản xuất được những sản phẩm đó, đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ tất cả các khâu trong toàn chuỗi cung ứng. Vì vậy, việc tích hợp chuỗi cung ứng giữa các đối tượng là hết sức thiết thực với nhu cầu hiện nay của thế giới. Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu và phân tích từng đối tượng, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và sự bất cập giữa các đối tượng trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17. Từ đó đề xuất ra các giải pháp khắc phục và hoàn thiện chuỗi cung ứng hiện nay của công ty NTSF, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới, nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty NTSF so với các đối thủ trong và ngoài nước. Vì vậy, sản xuất sản phẩm tôm đông lạnh đạt chất lượng VSATTP, có khả năng truy xuất nguồn gốc rõ ràng không chỉ là việc làm cấp thiết của công ty NTSF, mà còn là mối quan tâm chung của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, đề tài mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi chuỗi cung ứng của công ty NTSF, nên chắc chắn còn nhiều hạn chế, chưa có tính phổ biến cho toàn chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm Việt Nam. Mặc dù vậy, tác giả cũng hy vọng đề tài này sẽ làm nền tảng cho những nghiên cứu chuỗi cung ứng sau này cho các nghiên cứu bao quát hơn. Giúp các doanh nghiệp tự nâng cao phát triển mô hình chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản nói riêng. Đây là một vấn đề lớn đặt ra cho lĩnh vực thủy sản và ngành nông nghiệp Việt Nam.
KIẾN NGHỊ
Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước
Để mô hình chuỗi cung ứng tích hợp đạt hiểu quả, nhất thiết phải cần đến sự hỗ trợ từ các tổ chức, cơ quan quản lý chức năng như:
(1) Tổ chức & hỗ trợ
- Nhà nước cần thúc đẩy việc tổ chức vùng nuôi tôm tập trung, qui mô lớn theo đúng chương trình và quy hoạch đã đề ra.
- Tổ chức việc kiểm tra và tái chứng nhận vùng nuôi an toàn một cách thường xuyên, chặt chẽ, với kỹ thuật kiểm tra cao.
- Hỗ trợ xây dựng và thực hiện những tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của thế giới, cũng như hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các ao nuôi, đơn vị đạt tiêu chuẩn.
(2) Đào Tạo
- Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (Nafiquaved) và các tổ chức liên quan nên mở các khóa đào tạo, cũng như các lớp tư vấn về các tiêu chuẩn cho vùng nuôi an toàn một cách thích hợp, đạt hiệu quả thiết thực.
- Phối hợp với tổ chức quản lý chất lượng thủy sản thế giới hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp trong việc học tập và thực hiện nuôi tôm thẻ theo Global GAP .
- Cùng với chi cục bảo vệ thực vật mở các lớp tập huấn để giới thiệu và phổ biến những mô hình, phương pháp quản lí chất lượng vùng nuôi. Trước tiên, cần xây dựng các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững như: Mô hình nuôi an toàn sinh học, mô hình nuôi theo hình thức quản lý cộng đồng;…
(3) Xây dựng cơ sở hạ tầng
Nhà nước cần đầu tư kinh phí để xây dựng đường điện để giúp người dân giảm chi phí trong quá trình nuôi. Quy hoạch và hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các hệ thống cung cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải... để ngăn chặn tình trạng thải trực tiếp ra môi trường, làm ô nhiễm và phát sinh dịch bệnh. Ngành Thủy sản tăng
cường kiểm tra chất lượng giống, nắm chắc tình hình nuôi để kịp thời khoanh vùng xử lý dịch bệnh, tránh lây lan.
Kiến nghị đối với từng đối tượng trong chuỗi cung ứng
Hộ nuôi tôm
Khó khăn Kiến nghị
Thời tiết: Thông thường nếu mưa bão, khí hậu thay đổi thất thường nông dân tổn thất gần 60-100% sau khi thu hoạch. (nguồn thảo luận nhóm nông dân Khánh Hòa)
Kĩ thuật nuôi trồng: trong thời gian qua người nuôi tôm đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn, nhưng nhìn chung kĩ thuật nuôi của họ chưa cao, việc ứng dụng kĩ thuật nuôi mới còn hạn chế và chưa đồng bộ, phần lớn còn dựa nhiều vào kinh nghiệm .
Vốn: đầu tư cho một ao nuôi 5,000 m2
trong một vụ thì chi phí hết khoảng 160- 180 triệu đồng. Rất nhiều Nông dân phải vay vốn ngân hàng nhưng thủ tục vay vốn ngân hàng còn khó khăn.
Quy hoạch vùng nuôi: việc quy hoạch ao nuôi rất quan trọng ảnh hưởng đến việc phòng và chữa bệnh cho tôm. Do đó, cần thiết phải được quy hoạch cụ
Có thể hỗ trợ vốn vay không lãi suất hoặc xóa nợ để người nông dân khắc phục và đầu tư vụ mùa sau. Đồng thời đẩy mạnh công tác dự báo thời tiết và tuyên truyền kịp thời để người dân tránh được tổn thất do thời tiết mang lại.
Hỗ trợ kĩ thuật nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế, chọn con giống khỏe, sạch bệnh. Hỗ trợ để được tham gia lớp tập huấn: tiếp cận với kĩ thuật hiện đại thay thế các phương thức thủ công, biết phân loại và sử dụng thuốc hiệu quả.
Hỗ trợ vốn cho nông dân, được vay ngân hàng với lãi suất thấp không cần thế chấp. Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn ngân hàng
Quy hoạch vùng nuôi tập trung, ngành nông nghiệp cần trợ giúp và kiên quyết ngăn chặn nạn phát triển ao nuôi ồ át, phá vỡ cơ cấu trong thời gian vừa qua.
thể, theo kịp sự phát triển của ngành.
Chi phí nuôi: chi phí thức ăn chiếm 70-80% trong tổng chi phí nuôi tôm. Tuy nhiên, chi phí này liên tục tăng mạnh. Trong năm 2010, thuế nhập khẩu các loại nguyên liệu như bột ngô, bột cá, bột thịt xương tăng 5%, dầu cá tăng 7% và bột mì tăng lên 15% nên chắc chắn giá các loại thức ăn chăn nuôi sẽ tăng lên.
Đầu tiêu thụ: như trên đã trình bày, khi cung lớn hơn cầu, người nông dân bị ép giá khiến họ phải chịu thiệt thòi.
Phương thức mua bán: hầu như chưa có hợp đồng mua bán chính thức được ký kết giữa các đối tượng với nhau mà chủ yếu là thỏa thuận miệng. Điều này làm tăng rủi ro cho người nuôi.
Cần sự hỗ trợ từ chính phủ thông qua những chính sách cụ thể để điều tiết mức giá và chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho người nông dân nuôi tôm duy trì và phát triển nghề.
Cần sự tác động của hiệp hội người nông dân, sở thương mại, chính quyền đến các doanh nghiệp thu mua.
Cần chế tài bắt buộc phải có hợp đồng trong mua bán, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên tham gia trong giao dịch.
Đại lý cấp 1
Khó khăn Kiến nghị
Đánh bắt: Chưa vận dụng cộng nghệ cao vào đánh bắt mà chủ yếu dùng sức người là chính. Ngoài ra, dụng cụ phục vụ công tác đánh bắt còn nghèo nàn, thiếu vệ sinh.
Bảo quản: việc bảo quản tôm còn nhiều hạn chế vì đại lý mới chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân mà chưa để ý tới chất lượng thực sự của con tôm.
Thông tin, kiến thức :hiện nay, các
Giúp đại lý được tiếp cận với khoa học kĩ thuật mới để thực hiện vai trò của mình một cách tốt nhất thông qua các công nghệ đánh bắt hiện đại, đảm bảo được chất lượng nguyên liệu.
Hỗ trợ thông tin và phương pháp kĩ thuật bảo quản đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
thương lái đều bị hạn chế về kiến thức trong một số lĩnh vực có liên quan như:
• Kiến thức bảo quản • Kiến thức VSATTP
• Kiến thức phân loại tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
• Kiến thức vận chuyển hàng hóa
Hợp đồng mua bán: phương thức mua bán giữa đại lý cấp 1 với người nuôi, vơí đại lý cấp 2 hay với công ty chế biến chủ yếu là thỏa thuận miệng. Do đó nó mang lại rủi ro cho cả hai bên.
hướng dẫn những kiến thức cần thiết cho đại lý theo các yêu cầu bên cạnh.
Nhà nước cần giám sát và quy định bắt buộc các đối tượng phải sử dụng văn bản hợp đồng mua bán trong giao dịch. Tạo sự minh bạch và hạn chế rủi ro cho các đối tượng.
Đại lý cấp 2
Khó khăn Kiến nghị
Hợp đồng mua bán: hiện nay giao dịch mua bán giữa đại lý cấp 2 với đại lý cấp 1, với công ty NTSF chủ yếu là thỏa thuận miệng. Do đó nó mang lại rủi ro cho cả hai bên.
Chế tài bắt buộc các đối tượng phải sử dụng văn bản hợp đồng mua bán trong giao dịch và các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ, tạo sự minh bạch thông tin, hạn chế rủi ro cho các đối tượng.
Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17
Khó khăn Kiến nghị
Nguyên liệu đầu vào:
- Việc nuôi trồng gặp nhiều khó khăn, vì phụ thuộc vào môi trường, chịu ảnh hưởng của sự thay đổi của thời tiết. Sản lượng cung cấp chưa ổn đinh, chất lượng chưa được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
- Trình độ kỹ thuật nuôi trồng còn hạn chế, cụ thể là việc hạn chế dư lượng thuốc
Công ty liên kết với người nông dân để có thể hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tăng cường sự kiểm tra, giám sát trực tiếp ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt ATVSTP.
Cần hỗ trợ, tập huấn phương pháp nuôi trồng theo tiêu chuẩn Global GAP, đáp
kháng sinh theo yêu cầu của khách hàng.
Công nghệ: Thực tế cho thấy công nghệ chế biến của công ty phần lớn còn sử dụng sức lao động con người, năng suất thấp, khó khăn trong vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Chi phí : Chi phí chế biến tăng, đặc biệt là chi phí vận chuyển vì giá dầu thế giới tăng trong khi giá cả bán ra của thành phẩm tại thị trường một số thị trường (chẳng hạn EU) không tăng.
Thương hiệu: Hiện nay, phần lớn các sản phẩm xuất khẩu đều sử dụng thương hiệu của nhà nhập khẩu. Về lâu dài, thì điều này là một bất lợi cho công ty. Vì trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tính thương mại và cạnh tranh rất cao, nếu không xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của mình thì sẽ có nguy cơ cao bị mất chỗ đứng trên thị trường
ứng nhu cầu xuất khẩu.
Đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ chế biến hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, thay thế cho trang thiết bị lạc hậu để có năng suất cao, chi phí thấp, thuận lợi trong vấn đề truy xuất nguồn gốc.
Trong tình trạng giá xăng dầu đang tăng cao, công ty NTSF nên chào giá lại đối với những đơn đặt hàng mới nhưng chỉ nên tăng ở mức nhẹ để giữ tính cạnh tranh.
Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu trên các thị trường xuất khẩu.