- Chi phí quản lý doanh nghiệp 9
1) Thực hiện mô hình liên kết với người nuôi tôm
3.2.3 Giải pháp 3: Nâng cấp, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F
Luồng trao đổi thông tin là huyết mạch của chuỗi cung ứng, thông tin có thông suốt thì hoạt động của chuỗi cung ứng mới trôi chảy. Hệ thống trao đổi thông tin tốt, chuyển giao đầy đủ thì người nhận thông tin mới dễ dàng kiểm soát và thực hiện tốt chức năng và đạt hiệu qủa cao trong công việc.
• Sự cần thiết của giải pháp
Hiện tại, hệ thống thông tin của công ty hoạt động tương đối hiệu quả, như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý kho thành phẩm, vật tư đã tương đối hoàn thiện, tạo tiền đề thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thẻ RFID vào sản xuất. Tuy nhiên, phần mềm kiểm soát hợp đồng và quản lý sản xuất được ứng dụng
trên Excel, nên chưa phát huy được hết hiệu quả, nhưng đó cũng là nền tảng để phát triển lên, đáp ứng vấn đề điện toán khi áp dụng công nghệ mới vào quản lý sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, đối với một số phần hành của các bộ phận khác thì chưa được đầu tư đúng mức với tầm quan trọng của nó.
Thứ 1: Việc theo dõi dòng đi của nguyên liệu đầu vào cho tới thành phẩm cuối
cùng chủ yếu được thực hiện bởi bộ phận thống kê, thông qua việc ghi chép bằng sổ sách, phiếu nhập, thẻ kho…, sau đó các bộ phận kỹ thuật, kế toán, kinh doanh căn cứ vào số liệu báo cáo của thống kê để thực hiện công việc. Điều này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sai sót rất lớn trong sao chép. Gây khó khăn cho công việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, theo dõi tồn kho, xuất hàng,.. tác động xấu tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy việc đầu tư, nâng cấp hệ thống thông tin là điều thực sự cần thiết trong quá trình quản lý sản xuất của công ty.
Thứ 2: Các sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho bảo quản được bộ phận kho thực hiện
cũng thông qua ghi chép bằng sổ sách, sau đó được kế toán cập nhật vào phần mềm quản lý kho thành phẩm. Phần mềm này giúp quản lý số lượng nhập xuất tồn kho và vị trí của thành phẩm. Tuy nhiên, số liệu được cập nhật vào phần mềm là căn cứ vào số sổ sách ghi chép của Thủ kho. Do đó, việc chuyển số liệu sai lệch là rất lớn, nhất là việc quản lý mã lô, đìa của các thành phẩm. Điều này làm cho công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm, công tác quản lý tồn kho không được chính xác, gây thiệt hại cho công ty. Dẫn đến làm chậm tiến trình xuất hàng, thủ tục Hải quan,.. ảnh hưởng xấu tới uy tín của công ty đối với đối tác.
Từ thực trạng đó, cho thấy vấn đề đầu tư mới và nâng cấp công nghệ thông tin, thực hiện công tác theo dõi, quản lý nguyên vật liệu từ khâu đầu cho đến khâu cuối cùng đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay cũng như yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm của thị trường thế giới là hết sức cần thiết.
• Nội dung giải pháp
Thay thế sổ theo dõi xuất nhập tồn, sổ theo dõi mã lô nguyên liệu bằng việc sử dụng công nghệ thẻ RFID để ghi nhận thông tin sản phẩm.
Thẻ RFID là một dạng thẻ nhớ đọc/ghi bằng sóng vô tuyến (RFID) là loại vật mang thông tin hiện đại và đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới. Thẻ RFID có nhiều ưu điểm do dung lượng lớn (tới hàng mêgabyte), ghi/đọc thông tin
nhanh, dễ kết nối với thiết bị thu nhận (các đầu dò nhiệt độ, máy đo độ ẩm, cân, v.v...) và ghi/đọc thông tin tự động giúp giảm sai sót do thao tác thủ công, dễ kết nối với hệ thống máy tính và tự động hoá. Cùng lúc, một máy tính có thể kết nối với hàng trăm thẻ RFID nên năng suất làm việc rất cao. Hơn nữa, con người không thể đọc thông tin trong thẻ nhớ bằng mắt thường, do đó thông tin được bảo mật.
Thẻ RFID gồm một chip nhớ kích thước nhỏ dùng để ghi và lưu trữ thông tin. Chip được gắn với một ăng ten để tiếp nhận hoặc phát sóng vô tuyến. Thẻ RFID thụ động không trang bị nguồn điện riêng, bình thường không hoạt động. Thẻ chỉ hoạt động khi đầu đọc/ghi cung cấp năng lượng cho nó dưới dạng sóng điện từ. Phạm vi tiếp nhận tín hiệu thường rất nhỏ, từ cỡ centimét đến mét để tránh nhiễu. Vì không cần nguồn điện nên loại thẻ thụ động rẻ tiền và có tuổi thọ rất dài, có thể đến hàng trăm năm. Ngoài ra, thẻ RFID có độ bền vật lý và hoá học cao, có thể sử dụng ổn định trong môi trường sản xuất như chế biến thuỷ sản và có thể tái sử dụng lại để giảm chi phí.
Đầu tư các thiết bị phần cứng phù hợp với công nghệ thẻ RFID như cân điện tử tự động, đầu ghi/đọc thẻ nhớ thích hợp; xây dựng hệ thống mạng diện rộng, cơ sở dữ liệu và thiết kế các môđun phần mềm trung gian để hệ thống RFID giao tiếp được với phần mềm quản lý và tích hợp cơ sở dữ liệu.
Đào tạo nhân lực vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin, công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Hiện tại vấn đề nhân sự sẽ gây trở ngại lớn cho việc áp dụng công nghệ mới như: trình độ chuyên môn không đồng đều, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của nhân viên còn yếu, 90% nhân viên kho và bộ phận thống kê không biết sử dụng máy tính. Do đó cần tổ chức các khóa huấn luyện công nghệ thông tin cũng như các phần mềm căn bản trong văn phòng cho họ. Với những kiến thức căn bản này sẽ thuận tiện cho các khóa huấn luyện sau này để đưa vào sử dụng phần mềm mới, phần mềm kết nối mạng nội bộ của chuỗi cung ứng.
Hoạt động của chuỗi cung ứng là liên tục và bao gồm các mắt xích liên quan với nhau, nếu trình độ của nhân viên không đủ để áp dụng thì kết qủa công việc của họ sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp theo của chuỗi cung ứng.
Hơn nữa, thông qua việc đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng áp dụng thẻ RFID vào sản xuất, công ty có thể thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tôm
thẻ đông lạnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc triển khai hệ thống này sẽ giúp công ty nâng cao độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm thủy sản của công ty, tạo điều kiện để hạn chế rào cản kỹ thuật ở các thị trường nhập khẩu.