0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Những điểm còn hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK (Trang 36 -38 )

Bên cạnh khá nhiều mặt tích cực thì công tác đào tạo của ngân hàng vẫn có một vài điểm hạn chế nhất định:

Công đánh giá sau đào tạo đã có quy định thành văn bản và được sự phối hợp thực hiện từ các bên có liên quan. Tuy nhiên việc đánh giá vẫn chủ yếu dựa vào trung tâm đào tạo trong các khâu: đánh giá kết quả của khóa đào tạo, đánh giá kết quả tham gia khóa học của nhân viên, đánh giá giảng viên,…còn các hình thức kiểm tra sự tiếp thu và ứng dụng thực tiễn vào công việc của các bộ phận tác nghiệp vẫn ít được chú ý

trong thực tế, ít được các trưởng phòng ban kết hợp với nhân viên đánh giá đầy đủ, khách quan. Điều này cho thấy công tác đánh giá phần nào vẫn còn hình thức, lý thuyết, chưa được cụ thể hóa hoàn toàn vào hoạt động quản trị và tác nghiệp của ngân hàng.

Các quy định về nghĩa vụ và quyền lợi nhân viên khi tham gia đào tạo của ngân hàng rất kỹ càng, chặt chẽ, đã nêu rõ ràng các mức bồi hoàn chi phí đào tạo tùy theo hợp đồng đào tạo đã ký kết trước đó và các hình thức miễn giảm đi kèm nhưng hệ thống quy định này vẫn phần nào tạo ra áp lực lên các nhân viên tham gia đào tạo gây giảm sút hiệu quả đào tạo đặc biệt là những nhân viên mới vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn các quy định của ngân hàng.

Tuy quyền lợi nhân viên tham gia thực tập đã được nêu khá rõ trong quy định chung nhưng ngân hàng vẫn chưa có các hình thức khen thưởng, đãi ngộ thực sự hấp dẫn và tạo động lực đáng kể cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc các khóa đào tạo. Hệ thống đào tạo tuy là dựa trên yêu cầu thực tế của thị trường và nhu cầu cập nhật khoa học kỹ thuật, cũng như tiếp thu đề xuất của các cấp lãnh đạo nhưng vẫn chưa có các hình thức khuyến khích nhân viên đã tham gia các khóa/chương trình đào tạo đề xuất ý kiến, tham gia nhận xét, đóng góp xây dựng sáng tạo, góp phần cải tiến, cập nhật các khâu thiết lập chương trình hay lập kế hoạch đào tạo.

Các chương trình liện kết với các trường đại học, cao đẳng và tuyển dụng, đào tạo sinh viên thực tập tài năng qua nhiều năm được ngân hàng áp dụng (từ năm 2010 đến nay) đã cho nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên do đây là chương trình liên kết dành cho sinh viên thực tập các trường bên ngoài nên các quy định ràng buộc vẫn chưa được hoàn thiện, mức bồi hoàn chi phí đào tạo vẫn còn khá thấp nên vẫn chưa hạn chế được tình trạng “chảy máu chất xám” do sinh viên lưa chọn các ngành hay nơi làm việc khác sau thời gian kiến tập.

33

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK (Trang 36 -38 )

×