Một trong các giải pháp thu hút nguồn lực tiềm năng được SACOMBANK xác định chính là việc quản trị nhân sự có định hướng, qua việc xây dựng và áp dụng bộ từ
điển năng lực - là một tập hợp các tiêu chuẩn cần có, cụ thể theo từng cấp độ kiến thức, kỹ năng và tố chất (đặc tính cá nhân) của mỗi vị trí cán bộ quản lý. Bộ tự điển năng lực sẽ được áp dụng trong một số hoạt động: tuyển dụng, bố trí, đào tạo, và phát triển nhân sự. Cùng với việc ban hành sơ đồ thăng tiến, chương trình đào tạo khung (trainingmap) và mô tả môn học cho từng chức danh của SACOMBANK trước đó, cán bộ công nhân viên công tác tại SACOMBANK có thể chủ động định hướng về kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
Năm 2010 là năm các hoạt động đào tạo dành cho cán bộ quản lý trung và cao cấp được ban lãnh đạo SACOMBANK tập trung đầu tư mạnh nhất so với các năm gần đây (cụ thể là chương trình đào tạo giám đốc chi nhánh, trưởng phòng giao dịch, trưởng / phó phòng nghiệp vụ ngân hàng, các thành viên thuộc ban điều hành), từ các kỹ năng mềm (xây dựng hình ảnh, giao tiếp chuyên nghiệp; cách thức giúp gặt hái thành công trong cuộc sống và công việc; cách thức nhận diện những mẫu người để giao tiếp và làm việc hiệu quả; xây dựng tinh thần đồng đội; quản lý và giải tỏa stress…) cho đến các chương trình đào tạo tổng hợp bao gồm tất cả kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng vị trí công tác với sự tham gia giảng dạy của nhiều chuyên gia uy tín trong và ngoài nước.
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, song SACOMBANK vẫn không bỏ ngỏ công tác bồi dưỡng và phát triển cơ hội thăng tiến đối với cấp nhân viên, chuyên viên và các cấp kiểm soát trung gian khác, thể hiện qua việc tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham gia nhiều hoạt động bồi dưỡng trong và ngoài nước (các buổi hội thảo nghiệp vụ, tập huấn kết hợp với việc giao lưu, nghỉ ngơi, an dưỡng; các lớp đào tạo nghiệp vụ… với tổng số lượt cán bộ công nhân viên tham gia đào tạo lên đến 12.000 lượt trong hơn 200 lớp).
Song song với công tác tổ chức đào tạo, SACOMBANK đã thành lập đội ngũ giảng viên nội bộ tại các khu vực và bước đầu xây dựng các công cụ hỗ trợ hoạt động đào tạo nội bộ là các bộ giáo trình giảng dạy (bao gồm cả giáo trình điện tử), chương trình E-
25
learning… giúp mở rộng công tác đào tạo đến từng địa bàn, khu vực có điểm giao dịch SACOMBANK trú đóng, qua đó nâng cao tần suất đào tạo cho toàn thể cán bộ công nhân viên SACOMBANK.
Có thể khẳng định, SACOMBANK đã thực hiện rất nhiều giải pháp mới trong hoạt động quản trị nhân sự của mình. Các hoạt động này cùng với chế độ thu nhập cạnh tranh, các chính sách đãi ngộ phong phú là các minh chứng sinh động cho SACOMBANK trong quá trình thực hiện phương châm tạo môi trường làm việc tốt nhất và giúp mang lại sự thịnh vượng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng.